Ăn tái thực phẩm này chẳng khác nào nạp thuốc độc vào người

Những món ăn này vẫn được mọi người chế biến và ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết nếu ăn tái, chúng có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc cao.

Trứng
   
Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả).

Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa khó chịu cho người ăn.



Ớt
   
Ớt được biết đến là một gia vị giúp các món ăn ngon hơn, tuy nhiên điều khiến ớt trở thành gia vị không thể thiếu của một số món ăn lại là một hóa chất có tên là capsaicin hóa chất này khiến ớt là một sát thủ giấu mặt, hoàn toàn có thể gây tử vong nếu tiêu thụ quá nhiều.

Thịt lợn
   
Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa sán heo, sán dây...

Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.

Cá hồi nuôi

Theo Kiến thức cá hồi là một nguồn cung protein tuyệt vời cá hồi là một loại cá rất được yêu thích. Tuy nhiên một số con cá hồi nuôi có chứa chất độc hại cho con người, nếu có điều kiện, hãy ăn những con cá được đánh bắt trong tự nhiên.

Đậu đỏ

Nếu bạn ăn phải đậu đỏ sống, lectin, một chất độc hại có trong thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn nôn mửa đau bụng trong vòng vài giờ. Do vậy, bạn cần ngâm chúng ít nhất 5 giờ rồi mới nấu ăn để tránh bị ngộ độc.

Thịt gà
  
Theo The Daily Meal thịt gà được bán ở các siêu thị, cửa hàng đã được sơ chế, nhưng cũng thu nhận rất nhiều vi khuẩn bụi bẩn khác có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn không nấu kỹ.

Vì vậy, hãy đảm bảo bạn nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C.

Ngoài ra, bạn không cần phải rửa sạch thịt gà trước khi nấu vì các vi khuẩn trên thịt gà sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu. Hơn nữa, khi rửa thịt gà, nước bắn tung tóe sẽ làm lây lan vi khuẩn ra toàn bộ khu bếp.

Sắn

Củ sắn có chứa cyanide, hoặc glycosides cyanogenic, các độc tố nằm chủ yếu ở lá, có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng một phần độc tố này cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.

Vì vậy, để tận dụng tối ưu dinh dưỡng của sắn và ngăn ngừa độc tố, bạn cần gọt vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín sắn càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch.



Khoai tây chuyển màu xanh, mọc mầm
   
Bạn có biết rằng khoai tây để lâu có thể chuyển thành màu xanh hoặc mọc mầm? Khi đó, chúng sẽ gây ngộ độc cho con người nếu không được nấu chín kỹ.

Nguyên nhân là do khi bắt đầu chuyển màu khoai tây chứa một lượng lớn chất hóa học gây độc solanine. Nếu trúng độc, bạn có thể bị đau đầu khó thở nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác.

Để tránh khoai tây chuyển màu, bạn nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật