BS Nguyễn Thị Thu Huyền: Xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc.

Dịp Tết Nguyên Đán, ngoài khâu lên danh sách, ‘lập trình’ thực đơn ăn uống cho cả gia đình vấn đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng là chủ đề luôn được mọi người quan tâm.

Ngộ độc thức ăn là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn bị biến chất ôi thiu, có cd.

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa tiêu chảy chóng mặt sốt đau bụng… gây hại tới sức khỏe khiến cơ thể mệt mỏi nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện ngộ độc như trên cần biết cách xử trí kịp thời:

Các lưu ý dưới đây của BS. Nguyễn Thị Thu Huyền – Lĩnh vực Răng - Hàm - Mặt - Bộ Y tế có thể giúp bạn hoặc người thân xử lý tình huống và tác động của ngộ độc thực phẩm:

Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào, bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Nếu là trẻ thì khi sơ cứu bằng cách gây nôn, cần phải lưu ý móc họng cho khéo, tránh làm xây xát họng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng.

Sau khi nôn hết thức ăn, người bệnh vẫn có cảm giác nôn nao, có thể dùng thảo dược để giảm tình trạng này.

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có cảm giác buồn nôn tiêu chảy choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt. Thường những tiệu chứng này không kéo dài quá 24 giờ nên một số trường hợp có thể tự điều trị ở nhà. Những bài thuốc từ quen thuộc như bí đao đậu xanh đậu đen có tác dụng làm dịu dạ dày giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu cho người bệnh. Có thể dùng các bài thuốc sau:

- rau ngổ 30g bí đao 30g, 1/4 muỗng muối. Tất cả giã nhuyễn, chắt lấy nước, uống 3 lần/ngày;

- Đậu xanh, đậu đen: 1 thìa canh/loại cỏ mần trầu rau ngót bí đao: 30g/loại. Tất cả giã nhuyễn, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày

- Gừng, có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 - 4 giờ. Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn.

Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ nôn nhiều, dễ dẫn đến mất nướckiệt sức Để phục hồi tốt, cần lưu ý cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp... Uống thật nhiều nước và nên uống từng ngụm nhỏ, tránh các loại đồ uống như cà phê rượu bia

Không nên uống các loại nước tăng lực vì chúng chứa quá nhiều đường dễ kiến cho việc tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Sau khi không còn cảm giác buồn nôn người bệnh có thể bắt đầu ăn uống bình thường trở lại. Lưu ý, ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa trong ngày, không ăn nhiều dầu mỡ. Không dùng các loại thuốc chống tiêu chảy để điều trị ngộ độc thực phẩm vì có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng để cơ thể mau hồi phục.

Nếu sau 24 giờ điều trị bằng thảo mộc và nghỉ ngơi vẫn không thấy giảm bớt, bạn nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ. Hoặc khi thấy người bệnh có các triệu chứng như co giật tím tái người, chảy nước bọt nhiều, vã mồ hôi chân tay co cứng... thì nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật