Cẩn thận loét dạ dày, hành tá tràng vì món khoái khẩu mang tên nhót xanh

Nhiều người vì ham thích món nhót xanh đang rộ mùa nên ăn lấy ăn để mà không hay biết những sự thật này.

Nhan nhản nhót xanh khắp các nẻo đường, ngõ phố, gánh hàng rong

Vào những ngày cuối tháng 2, dường như trên những con phố, nẻo đường Hà Nội người ta lại dễ dàng bắt gặp những gành hàng rong trải đầy nhót xanh mướt mắt. Thứ quà dân dã này có vị chua chua chát chát nhưng lại được rất nhiều người, đặc biệt là cánh chị em phụ nữ yêu thích, tìm kiếm ăn vặt hàng ngày.

Nhót xanh được rất nhiều người, đặc biệt là cánh chị em phụ nữ yêu thích.

Nhót xanh được rất nhiều người, đặc biệt là cánh chị em phụ nữ yêu thích.

Nhót là loại quả được trồng phổ biến tại khu vực miền Bắc, dùng ăn tươi là chính, ngoài ra có thể dùng để nấu canh chua. Thông thường, nhót chín sẽ được thu hoạch vào giữa tháng 3, do đó, đây chính là khoảng thời gian lý tưởng để bày bán những mẹt nhót xanh chỉ nghĩ đã thấy ứa nước miếng. Ăn nhót xanh là thú vui đặc biệt của những chị em công sở. Nhiều chị em ghiền món nhót xanh chấm với chẩm chéo, hoặc đơn giản là chấm muối ớt cay là có thể ăn một lúc đến cả chục quả.

Nhiều phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén thích ăn đồ chua, hẳn không thể quên món khoái khẩu mang tên nhót xanh. Mặc dù là món ăn vặt hấp dẫn nhưng giới chuyên gia cảnh báo, ăn nhót xanh quá nhiều có thể gây tổn hại không nhỏ tới sức khỏe

Mặc dù là món ăn vặt hấp dẫn nhưng giới chuyên gia cảnh báo, ăn nhót xanh quá nhiều có thể gây tổn hại không nhỏ tới sức khỏe.

Mặc dù là món ăn vặt hấp dẫn nhưng giới chuyên gia cảnh báo, ăn nhót xanh quá nhiều có thể gây tổn hại không nhỏ tới sức khỏe.

Cẩn thận loét dạ dày, hành tá tràng vì món khoái khẩu mang tên nhót xanh

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế đại tràng có tác dụng chỉ ho chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả nhót chứa một số hợp chất chống oxy hóa rất giàu vitamin C, sắt, canxi… Do đó, loại quả này cũng rất tốt cho sức khỏe bà bầu

'Mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều, bất cứ loại thực phẩm nào chứ không phải riêng gì nhót xanh, đều có khả năng gây hại sức khỏe Vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể làm tăng axit trong dạ dày gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa gây đau dạ dày viêm loét dạ dày…', ông Minh cho hay.

Vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa.

Vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa.

Do đó, đối với những người 'nghiền' nhót xanh nhất định phải ăn ở mức độ vừa phải. Đối với những người mắc bệnh dạ dày bệnh đường tiêu hóa tốt nhất không nên thưởng thức món ăn này vì tình trạng viêm loét có thể lan rộng hơn, khó chữa trị hơn. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ruột kích thích (thường xuyên đầy bụng đầy hơi tiêu chảytáo bón đan xen) cũng không nên ăn, nhất là khi bụng rỗng.

Chưa hết, bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho viêm họng khi ăn phải. Theo lương y Hồng Minh, bản chất lớp phấn bọc ngoài quả nhót không có độc, hoàn toàn có thể loại bỏ hoàn toàn khi nhót chín. Tuy nhiên, khi còn xanh, bạn khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Chưa hết, những hạt phấn này ở dạng cứng. Việc vô tình ăn phải nhót xanh vẫn còn phấn có thể gây ngứa họng, ho liên tục ngay sau khi ăn.

Chuyên gia khuyên, cách tốt nhất là bạn nên dùng nhót để nấu canh chua hay chế biến cùng món ăn để không gây hại sức khỏe Đối với những người không có vấn đề về dạ dày đường tiêu hóa, trước khi ăn nhót trực tiếp cần ăn lót dạ trước hoặc làm món tráng miệng sau khi ăn cơm. Mỗi ngày, chúng ta nên ăn không quá 7 quả nhót xanh bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén cũng không nên lạm dụng.

Mặc dù có thể gây trầm trọng thêm một số vấn đề ở đường tiêu hóa nhưng nhót vẫn là loại quả được sử dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh trong Đông y.

Nhót vẫn là loại quả được sử dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh trong Đông y.

Nhót vẫn là loại quả được sử dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh trong Đông y.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ nhót xanh được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:

- Chữa ho: Nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Sắc mỗi ngày một thang, uống 3 lần trong ngày.

- Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Tất cả rửa sạch, sắc ngày một thang, chia ra uống 3 lần trong ngày.

- Ho, hen, khó thở: 6-12g nhót mỗi ngày, có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm, thuốc bột. Uống nhiều ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý: Khi sử dụng nhót xanh làm thuốc cần phân biệt rõ ràng nhót ta và nhót tây. Nhót tây hay còn gọi là nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp thường mọc hoang và trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn… Lá nhót tây mọc so le, màu xanh thẫm, hình mác, có răng cưa, mặt dưới lá có nhiều lông màu xám hay vàng nhạt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật