Đường: Mối nguy hại cực lớn đối với não bộ bạn cần phải biết

Nếu chỉ sử dụng một lượng nhỏ đường thì sẽ không đáng lo ngại nhưng phần lớn chúng ta đang tiêu thụ rất nhiều.

Chúng ta biết rõ rằng ăn quá nhiều đường không chỉ tích tụ mỡ ở vòng eo mà còn có hại cho sức khỏe tim mạch, gần đây còn có bằng chứng cho thấy tiêu thụ lượng đường mức độ cao cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ từ chức năng nhận thức cho đến tâm lý.

Nếu chỉ sử dụng một lượng nhỏ đường thì sẽ không đáng lo ngại nhưng phần lớn chúng ta lại tiêu thụ rất nhiều. Trên thực tế, các thành phần như glucose fructose mật ong và si rô ngô được tìm thấy trong 74% các loại thực phẩm đóng gói. Trong khi tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 5% lượng calo từ đường mỗi ngày, nhưng chế độ ăn điển hình của người Mỹ lên đến 13% calo từ đường.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách lượng đường quá cao tàn phá não bộ của bạn.

Tạo ra vòng luẩn quẩn của sự thèm muốn

Cũng giống như bất kỳ thực phẩm nào khác, khi tiêu thụ đường sẽ kích hoạt các cơ quan thụ cảm vị giác của lưỡi. Sau đó, tín hiệu được gửi đến não, kích hoạt mạch phần thưởng và gây ra sự đột biến hoóc-môn tạo cảm giác tốt, giống như tế bào thần kinh dopamin. Nhà thần kinh học Jordan Gaines Lewis (Mỹ) giải thích rằng, đường đã tấn công mạch phần thưởng của não bộ. Mặc dù kích thích hệ thống phần thưởng của não một cách vô hại, nhưng khi các hệ thống phần thưởng được kích hoạt quá nhiều và quá thường xuyên, chúng ta bắt đầu xuất hiện các vấn đề như mất kiểm soát và tăng khả năng phụ thuộc vào đường.

Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ của trẻ em béo phì được kích hoạt khác nhau khi ăn đường. Điều này cho thấy phản ứng nhạy với phần thưởng thức ăn. Chính vì vậy, mạch não có thể khiến những trẻ em này thèm đồ ngọt suốt đời.

Làm suy yếu kĩ năng nhớ và học tập

Năm 2012, các nhà nghiên cứu tại UCLA đã tiến hành một nghiên cứu trên loài chuột và phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu fructose gây cản trở việc học tập và ghi nhớ bằng cách làm chậm sự tiếp nhận của não bộ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hoạt động khớp thần kinh trong não bộ của những con chuột tiêu thụ fructose đã bị hư hại, có nghĩa là thông tin liên lạc giữa các tế bào não bị suy giảm.

Tiêu thụ lượng đường lớn khiến những con chuột này kháng insulin - hoóc-môn điều tiết lượng đường trong máu và kiểm soát chức năng của các tế bào não. Hoóc-môn insulin giúp tăng cường các kết nối giữa các tế bào não, giúp truyền thông tin tốt hơn và trí nhớ tốt hơn. Vì vậy, khi mức insulin trong não giảm cũng đồng nghĩa việc dư thừa lượng đường và suy giảm nhận thức.

Gây ra hoặc tăng chứng trầm cảm và lo âu

Nếu bạn đã từng trải qua sự cố gây ra bởi đường, chắc chắn bạn sẽ biết rằng tăng và giảm đột ngột lượng đường trong máu có thể gây ra các triệu chứng như dễ cáu gắt, tính khí thất thường, sương não và mệt mỏi Đó là bởi vì khi bạn ăn một chiếc bánh rán đường hoặc uống soda, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt và sau đó lại giảm mạnh. Khi lượng đường trong máu hạ xuống, bạn có thể cảm thấy lo lắng buồn rầu hoặc chán nản

Các loại thực phẩm giàu đường có thể gây rối loạn các dẫn truyền thần kinh. Tiêu thụ đường kích thích giải phóng các serotonin dẫn truyền thần kinh thúc đẩy tâm trạng. Việc liên tục kích hoạt các mạch serotonin có thể làm cạn kiệt nguồn cung hạn chế của các dẫn truyền thần kinh, do đó làm gia tăng triệu chứng của bệnh trầm cảm

Hơn nữa, lượng đường trong máu cao cũng có liên quan đến viêm sưng trong não. Và như một số nghiên cứu đã cho thấy, viêm thần kinh là một nguyên nhân gây trầm cảm.

Đặc biệt thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trước tác động của đường đến tâm trạng. Gần đây các nhà nghiên cứu tại viện Y học thuộc Đại học Emory đã thực hiện một nghiên cứu trên những con chuột chưa trưởng thành và nhận thấy rằng chế độ ăn uống nhiều đường góp phần tăng chứng trầm cảmlo âu

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn uống với thực phẩm chế biến chứa nhiều chất béo bão hòa đường và muối có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người theo chế độ ăn uống ít đường hơn.

Tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống với lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer Và một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng kháng insulin và lượng glucose trong máu cao là điểm nổi bật của bệnh đái tháo đường và có nguy cơ phát triển chứng rối loạn thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Tiến sĩ Medha Munshi chia sẻ với tờ New York Times rằng các nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng não bộ chính là một cơ quan đích bị tổn hại do lượng đường trong máu cao.

Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu thậm chí còn gọi Alzheimer là 'tiểu đường loại 3'. Điều này cho thấy rằng chế độ ăn uống có vai trò quyết định đến nguy cơ phát triển bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật