Mối nguy hại khôn lường từ nước đá bạn có biết không?

Nước đá là mặt hàng bán rất chạy trong ngày hè. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh thì người dùng không thể biết.

Các cơ sở sản xuất đa phần bơm nước trực tiếp từ nguồn nước như giếng hoặc nước máy vào khuôn làm đá mà không hề qua bước lọc hay kiểm tra chất lượng nước. Sau đó, các cây đá, túi đá được vận chuyển trực tiếp đến nơi tiêu thụ bằng xe máy cũ hay xe ba gác… Đến tay nơi tiêu thụ đá lạnh cũng không được bảo quản hợp vệ sinh. Như vậy, người tiêu dùng đã và đang sử dụng nước đá sạch mà lại vô cùng bẩn.

Theo kiểm nghiệm, 22 mẫu lấy từ các cơ sở sản xuất nước đá tại TP Hồ Chí Minh, kết quả kiểm nghiệm cho thấy trong nước đá có chứa Clo và rất nhiều vi sinh vật như E.Coli, Coliforms, Feacal Streptoccoci, Pseudomonas aeruginosa... gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Nhận biết đá sạch - đá bẩn

Màu sắc: Đá bẩn thiếu độ trong, tinh khiết, thậm chí có màu đục. Còn đá viên sẽ có độ trong veo, nhìn thấu bên trong.

Độ tan: Đá bẩn tan nhanh hơn đá sạch. Nếu đem 1 cục đá sạch và 1 cục đá bẩn so sánh trong cùng một thời gian, bạn sẽ thấy đá tinh khiết tan lâu hơn 4 - 5 lần.

Sau khi tan hết: Đá bẩn sẽ để lại cặn, vẩn đục. Ngược lại, đá viên sạch khi tan hết sẽ cho nước trong như nước khoáng

Mẫu mã sản xuất: Đá viên sạch sẽ có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, dấu xác nhận đăng ký bản quyền, đóng trong túi ni lông sạch có trọng lượng 5 - 5,5 kg. Ngược lại, đá bẩn thường không có nhãn mác, chỉ đơn giản là đóng vào túi ni lông rồi bán cho khách.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nên có ý thức trong việc uống, sử dụng nước đá. Nếu không, bạn có thể mắc 5 bệnh thường gặp nhất do sử dụng nước đá bẩn dưới đây:

1. Viêm ruột

Bệnh thường kéo dài từ 24 - 72 giờ kèm theo triệu chứng buồn nôn nôn mửa tiêu chảy Khi sử dụng nước đá nhiễm khuẩn đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi vi khuẩn trong nước sẽ tấn công, gây viêm ruột dẫn đến cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

2. Bệnh tả

Nước đá nhiễm phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae) khiến không chỉ người uống bị bệnh mà còn có thể truyền nhiễm. Người mắc tả thường ít đau bụng không sốt nhưng đi tiêu phân lỏng, nôn ói liên tục… dẫn đến mất nước và điện giải, bệnh nhân bị mệt lả chuột rút Bệnh có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời do bị kiệt sức

3. Bệnh lỵ trực khuẩn

Bệnh do trực khuẩn Shigella nhiễm trong nước gây ra, làm cho người mắc bị tiêu chảy liên tục, phân có máu. Dần dần cơ thể bị mất nước, điện giải và muối dẫn đến kiệt sức hôn mê và có thể tử vong. Nguy hiểm hơn, bệnh lỵ trực khuẩn lây qua cả đường hóa, trực tiếp và gián tiếp nên khả năng lây lan thành dịch là rất lớn.

4. Bệnh lỵ amip

Khi ruột già bị nhiễm khuẩn Entamoeba histolitica có trong nước bẩn sẽ gây bệnh lỵ amip Bệnh cũng có biểu hiện tương tự bệnh lỵ trực khuẩn, nhưng khi xâm nhập vào niêm mạc ruột, khuẩn lỵ amip còn gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột. Lứa tuổi mắc bệnh này nhiều nhất là 20 - 30 tuổi.

5. Bệnh thương hàn

Bệnh này do khuẩn S.typhi gây ra, biểu hiện qua đường tiêu hóa và toàn thân thương hàn là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và khả năng lây lan mạnh ở độ tuổi từ 5 - 19. Bệnh có triệu chứng lâm sàng là sốt kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não xuất huyết tiêu hóa nhiễm trùng huyết…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật