Thịt vịt - Món ăn dưỡng âm, thanh nhiệt nên ăn thường xuyên

Ngày hè nóng bức, thịt vịt là thực phẩm rất được ưa chuộng. Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt mặn, tính bình; vào tỳ, vị, phế, thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng vị, thanh nhiệt, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Vịt hầm nhân sâm bạch quả liên nhục đại táo: vịt 1 con nhỏ, đại táo liên nhục bạch quả cả 3 vị thuốc đều lấy 49 quả nhân sâm 3g. Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục bỏ ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen bạch quả bỏ vỏ quả và ruột nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu nước tương và dầu thực vật quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín. Khi ăn, thêm gia vị thích hợp. Dùng tốt cho người thiếu máu suy nhược, ăn kém.

Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: vịt 1 con nhỏ sa sâm ngọc trúc mỗi thứ đều 50g. Vịt làm sạch, dược liệu cho vào túi vải xô, tất cả cho vào nồi, thêm nước, hầm chín, bỏ bã thuốc thêm gia vị. Dùng thích hợp cho người âm hư, biểu hiện miệng khô khát nước táo bón đái tháo đường

Vịt hầm tỏi: vịt 1 con nhỏ tỏi 30g. Vịt làm sạch tỏi đập giập cho vào bụng vịt khâu kín, đun cách thuỷ cho chín, sau khi vịt chín, cho sang nồi khác, thêm gừng tươi bột tiêu, hành sống, gia vị và lượng nước sôi thích hợp, đun tiếp 30 phút là được. Dùng tốt cho người phù nề tiểu ít.

Vịt hầm tảo biển: tảo biển 120g, vịt 1 con nhỏ. Tảo biển ngâm rửa, luộc qua, thái lát. Vịt làm sạch thái lát. Cho cả hai thứ vào nồi, thêm nước và gia vị hầm nhừ. Một tuần ăn 2 lần. Món này rất tốt cho người bị bướu giáp trạng lành tính (bướu cổ do thiếu iode).

Vịt hầm trùng thảo: Vịt 1 con nhỏ đông trùng hạ thảo 10g. Vịt làm sạch, đông trùng hạ thảo, gừng, hành cho trong bụng vịt khâu lại, cho muối tiêu, gia vị (thường thêm chút rượu), đặt trong nồi, thêm ít nước đun nhỏ lửa 2 giờ cho chín nhừ. Dùng cho người ho suyễn, vã mồ hôi đau lưng di tinh do âm hư.

Kiêng kỵ: người bị cảm cúm tiêu chảy nên dùng hạn chế.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật