Top thực phẩm mẹ ăn gây ảnh hưởng đến bé qua dòng sữa

Nhiều mẹ đang cho con bú vô tình ăn những loại thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ, trẻ có thể bị khó chịu hoặc rối loạn tiêu hóa.

Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với các loại thức ăn, nhất là khi còn đang bú mẹ. Vì thế chế độ ăn của mẹ phải đặc biệt lưu ý để không ảnh hưởng đến bé.

1. Các loại thức ăn của mẹ có thể gây khó chịu cho bé

Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm mà các bà mẹ thường nghĩ rằng chúng không có ảnh hưởng gì nhưng thực tế thì khi sử dụng và cho con bú sẽ khiến cho đứa bé khó chịu và hay khóc, còn gọi là khóc dạ đề

Đầu tiên các bà mẹ nên lưu ý, khi sử dụng các chế phẩm sữa bởi nguồn protein có trong các chế phẩm sữa có khả năng gây dị ứng có thể xuất hiện trong sữa mẹ sẽ khiến cho bé khó chịu và hay khóc.

Một số bé lại nhạy cảm đối với các thực phẩm chứa caffeine như nước ngọt sô cô la cà phê, trà và một số loại thuốc chữa cảm cúm Tuy nhiên thường thì các mẹ phải tiếp nhận một lượng lớn chất này thì mới có thể ảnh hưởng đến con.

Thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bé qua dòng sữa

Thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bé qua dòng sữa

Một số loại ngũ cốc như lúa mì bắp đậu phộng đậu nành… cũng được xếp vào loại rất dễ gây dị ứng

Đối với những bà mẹ có thói quen ăn nhiều gia vị hay tỏi có thể khiến sữa mẹ có vị lạ, gây khó chịu đối với dạ dày của bé dẫn đến bé từ chối bú hoặc khóc không dỗ được.

Với những loại rau củ ăn hàng ngày dễ gây đầy hơi như hành tây ớt chuông xanh, súp lơ… khi ăn sống có thể khiến bé khó chịu. Nếu bé khóc dạ đề thì cần nấu chín các thực phẩm lên hoặc nếu bé khóc không ngừng thì nên tạm thời ngừng sử dụng.

2. Cách nhận biết bé đang khó chịu

Dưới đây là 3 bước cơ bản để các mẹ có thể phát hiện ra chế độ ăn của mình có đang gây ảnh hưởng đến con hay không?

Bước 1: Ghi chép lại những biểu hiện khó chịu của bé khi bé có các triệu chứng như cáu gắt, gào khóc, người sưng lên tiêu chảy hoặc táo bón đầy hơi, thức giấc lúc nửa đêm mà không rõ nguyên nhân, quanh hậu môn của bé có các vòng đỏ. Bên cạnh đó người mẹ nên ghi lại những thực phẩm rất dễ gây khó chịu cho bé đã kể ở trên để kiểm tra chế độ ăn của mình.

Trẻ sẽ quấy khóc nếu thức ăn không phù hợp

 Trẻ sẽ quấy khóc nếu thức ăn không phù hợp

Bước 2: Khi nhận ra chế độ ăn của mình có khả năng là nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho bé, các mẹ nên thử loại trừ các 'nghi phạm' khỏi chế độ ăn của mình trong khoảng 10 - 14 ngày. Hãy thường xuyên quan sát bé xem các biểu hiện khó chịu của bé có giảm đi hoặc biến mất đi hay không. Nếu không thì lại tiếp tục loại trừ các sản phẩm đáng nghi ngờ khác.

Bước 3: Khi đã xác định được 'thủ phạm' và tạm ngưng sử dụng chúng, các mẹ hãy kiểm tra xem các triệu chứng ban đầu đã giảm hay mất đi hay chưa. Hãy thách thức bằng cách sử dụng lại loại thực phẩm vừa nhận diện đó trong vòng 24 giờ nếu lại tiếp tục xuất hiện các triệu chứng thì phải tạm thời loại bỏ thực phẩm đó khỏi chế độ ăn của mình.

Lưu ý tránh thiếu hụt dinh dưỡng

Tuy nhiên, trong giai đoạn này các mẹ nên thận trọng bởi rất có thể bạn sẽ nhanh chóng khẳng định một vài loại thức ăn nào đó là nguyên nhân khiến bé khó chịu và loại bỏ thẳng tay chúng. Việc 'giết nhầm còn hơn bỏ sót này' vô tình có thể khiến mẹ và bé bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết quan trọng. Các mẹ cũng đừng nên tẩy chay hoàn toàn chúng trong chế độ ăn của mình, thỉnh thoảng hãy thử dùng lại xem sao.

Nhìn chung, các mẹ không nên quá lạm dụng bất cứ loại thực phẩm nào cả, bởi tuy bé nhạy cảm với thành phần thức ăn nhưng các triệu chứng chỉ xuất hiện khi mẹ sử dụng một lượng lớn sản phẩm nào đó.

Nếu bạn đã hạn chế sử dụng chúng rồi mà tình trạng của bé vẫn không cải thiện, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn thêm, kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và đủ chất. Hãy có những lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để các mẹ có thể tự tin chăm sóc cho bé tốt nhất trong giai đoạn cho con bú này.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật