Vị thuốc từ cua đồng vừa dinh dưỡng vừa có thể chữa được nhiều bệnh - Hãy tham khảo thêm nhé!

Cua đồng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Cua được chế biến thành những món ăn ngon và bổ lại giàu canxi và nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, cua đồng có tên là điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mạnh gân xương, làm tan máu tụ, giải cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng, tiêu hóa kém. Để làm thuốc, cua được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.

Một số cách dùng cua đồng chữa bệnh:

- Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng ăn hằng ngày. Đồng thời dùng bài thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g hoài sơn 16g liên nhục 12g, đinh lăng 16g bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g cam thảo 10g, bạch thược 12g bạch mao căn 16g khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

- Phòng bệnh còi xương cho trẻ: cua đồng 100g, giã nhỏ lọc lấy nước, dùng nước này nấu cháo cho trẻ ăn hằng ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.

- Chữa máu bầm, máu tụ do vấp ngã hoặc do tai nạn lao động:

mai và chân cua đồng (sao vàng) 30g xuyên khung 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 16g, nam tục đoạn 18g, thổ phục linh 20g, cỏ xước 16g, bưởi bung 16g, đinh lăng 16g, quế tâm 8g cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: tiêu máu bầm, thông mạch giảm đau thư giãn cơ.

Lưu ý: - Những con cua mắt đỏ, có lông dưới bụng không dùng. Khi làm thịt cua nếu gặp những con cua chết, không dùng.

- Những người đang bị ho hen cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người xử trí bằng bài thuốc sau: nam hoàng bá 16g tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, kinh giới 12g sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g cam thảo đất 16g cỏ mần trầu 12g cát căn 16g rau má 16g bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng giải độc, trừ tà.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật