Bài thuốc đông y giúp chữa viêm đại tràng vô cùng hiệu quả

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc hay có tác dụng chữa viêm đại tràng mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần cuối cùng của ống tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. 

Khi bị viêm đại tràng bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như chảy máu trực tràng tiêu chảy phân có nhày (hoặc máu) đau bụng (thường đau bụng ở hố chậu trái hay phải).

Trong Đông y viêm đại tràng chia làm 4 thể là: thể thấp nhiệt, thể tỳ vị hư tổn do ăn uống thể can tỳ bất hòa, thể tỳ thận dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có một (số) bài thuốc có tác dụng chữa trị. Sau đây là một số bài thuốc Đông y có tác dụng chữa viêm đại tràng mà bạn có thể tham khảo:

1. Thể thấp nhiệt

Đặc điểm người bệnh: Là trường hợp bị nhiễm khuẩn thường gặp lúc bệnh mới bắt đầu hoặc lúc tái phát. Người viêm đại tràng thể thấp nhiệt thường có triệu chứng đau bụng tiêu chảy đi cầu mót rặn, phân có máu mủ.

Bài thuốc 1: Rau sam (sao) 40g, cỏ mực (sao đen) 40g đậu đỏ (sao chín) 40g, hoa hòe (sao đen) 30g. Nấu với 600ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trước bửa ăn.

Bài thuốc 2: Hoa kinh giới (sao đen) 30g, lá trắc bá (sao đen) 30g hoa hòe (sao đen) 30g, chỉ xác (bỏ ruột) 20g. Tất cả rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, bảo quản trong lọ sạch. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (trẻ em tùy tuổi uống 2-6g), với nước đun sôi để nguội. Có thể tán dập, ngâm vào phích nước sôi để uống.

2.  Thể tỳ thận dương hư

Đặc điểm người bệnh: tiêu chảy kéo dài lâu ngày, người gầy yếu mệt mỏi sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhợt, ăn kém, lạnh bụng, thích chườm nóng, bụng đau âm ỉ, sáng sớm tỉnh giấc là phải đi ngoài ngay (ngũ canh tả), sau khi đi thì đỡ đau bụng, tai ù hoặc thính lực giảm, lưng đau gối mỏi, lưỡi bệu rêu lưỡi trắng mỏng.

Bài thuốc 1: Khiếm thực (hoặc củ cây súng) 30g hoài sơn 30g hạt sen 30g sa nhân 12g, gừng khô 4g. Nấu với 600ml,sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bửa ăn.

Bài thuốc 2: Khoai mài (hoài sơn) 100g, thịt dê 100g, gạo tẻ 250g. Khoai mài xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng

3. Thể can tỳ bất hòa

Đặc điểm người bệnh: Đau bụng tiêu chảy thường xảy ra sau khi tinh thần bị kích động, đi cầu xong thì hết đau, ngực bụng đau tức, chán ăn, ợ chua, bụng sôi, người bứt rứt không yên.

Bài thuốc 1: Gạo tẻ 60g đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Bài thuốc 2: Quất bì 100g kê nội kim (màng trong mề gà) 20g. Hai thứ sấy khô, tán mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

4. Thể tỳ vị hư tổn do ăn uống

Đặc điểm người bệnh: Đau bụng tiêu chảy phân lổn nhổn thức ăn không tiêu chán ăn ăn thức ăn lạ, thức ăn sống lạnh, tanh là đau bụng buồn nôn người mệt mỏi, lười vận động.

Bài thuốc 1: Hạt sen (sao) 16-20g, đậu ván (sao) 12-16g, mộc hương 6g, sa nhân 10-12g, khoai mài 10-12g. Sắc uống như trên.

Bài thuốc 2: Mã đề (sao) 10- 16g trà xanh 3g. Hai thứ đem hãm với nước sôi, khoảng 20 phút, dùng uống trong ngày.

Lưu ý, những bài thuốc trên dây chỉ mang tính tham khảo. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bạn nên đến tham khám tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác thể bệnh và bốc đơn thuốc phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật