Khó lí giải được một số công dụng của thảo dược "vợ uống, chồng khen"

Để khắc phục tình trạng phụ nữ cao tuổi “chán chồng”, chúng tôi xin giới thiệu một số loại thảo dược vợ uống, chồng vui.

Một số người khác liều đi “ăn vụng” và đặt hạnh phúc gia đình bên bờ vực thẳm. Ngọn lửa trong nhà bếp có thể làm nên cơm ngon, canh ngọt nhưng không thể thay được lửa phòng the. Để khắc phục tình trạng phụ nữ cao tuổi “chán chồng”, chúng tôi xin giới thiệu một số loại thảo dược vợ uống, chồng vui.

1. Cây ích mẫu

Ích mẫu là một loại cỏ cao tối đa 1m. Thân cây hình vuông, toàn thân có phủ lông nhỏ. Lá mọc đối, tùy theo vị trí lá mọc mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình timrăng cưa thô và sâu. Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành ba thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa.

Lá ở phần ngọn không chia thùy và không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ ba cạnh, vỏ màu xám nâu.

Ích mẫu chủ yếu mọc hoang, thường thấy ở ven suối, ven sông nơi đất cát hoặc ở ruộng hoang ven đường. Nước sắc ích mẫu có tác dụng kích thích tử cung và gây hưng phấn. Từ lâu ích mẫu được dùng chữa bệnh cho phụ nữ sau khi sinh, sau mãn kinh.

Ích mẫu vị cay, đắng tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, tăng hưng phấn cho phụ nữ. Những người có đồng tử mở rộng không dùng được.

2. Cây ngưu tất

Ngưu tất là một loại cỏ xước, cao khoảng 1m, lá mọc đối dài từ 5-12cm, phiến lá hình trứng đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Hiện nước ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang. Có thể dùng cây cỏ xước mọc hoang thay ngưu tất.

Theo Đông y ngưu tất vị chua đắng, bình, không độc, vào hai kinh can và thận có tác dụng phá huyết bổ gan thận, mạnh gân cốt. Ngưu tất có tác dụng kích thích sự vận động của tử cung, làm tăng dịch cho phụ nữ và tạo hưng phấn, chống khô hạn. Ngưu tất sắc nước để uống, càng đặc càng tốt.

3. Đương quy

Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm cao từ 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, cuống lá dài từ 3-12cm, mép lá có răng cưa. Hoa rất nhỏ màu xanh trắng, họp thành cụm hoa hình tán. Cây ra hoa vào tháng 7, tháng 8, quả có rìa màu tím nhạt. Hiện ta vẫn phải nhập đương quy của Trung Quốc và Triều Tiên.

Đương quy có tác dụng kích thích tử cung. Kinh nghiệm dùng đương quy lâm sàng cho thấy, đương quy có tác dụng làm dịu tử cung và làm tăng sự phát dục của tử cung. Ông Ngô Bảo Sam và các cộng sự ở Thượng Hải đã sắc đương quy thành nước tiêm cho thỏ thấy có tác dụng kích thích hưng phấn.

Ông Nghê Chương Kỳ ở Trung Quốc dùng thức ăn thiếu vitamin E để nuôi chuột trong 2 tháng, 100% chuột bị bệnh thiếu vitamin E, khi thêm đương quy vào thức ăn thì chuột không bị thiếu vitamin E nữa.

Bài đương quy kiện trung thang của Trương Trọng Cảnh dùng chữa bệnh phụ nữ sau khi sinh thiếu máu và mãn kinh. Thành phần gồm: đương quy 7g quế chi sinh khương đại táo mỗi vị 6g, thược dược 10g đường phèn 50g, nước 650ml sắc còn 250ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đương quy cũng được dùng trong đơn thuốc dưỡng não hoàn, dùng chữa mất ngủ nhức đầu của người cao tuổi. Thành phần gồm: đương quy 100g viễn chí 40g, xương bồ 40g, táo nhân 60g, khởi tử 80g, ngũ vị 60g, đởm tinh 40g, ich trí nhân 60g, hổ phách 40g nhục thung dung 80g bá tử nhân 60g, chu sa 40g, hồ đào nhục 80g. Tán tất cả thành bột, thêm mật ong vào viên thành viên, mỗi viên nặng chừng 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên trong 15 ngày.

4. Cây xà sàng

Loại cỏ này cao nhất cũng chỉ 1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần sẻ lông chim, chiều rộng của lá khoảng 1,5mm. Cuống lá dài từ 4-8cm. Bẹ lá ngắn. Hoa mọc thành tán két. Cuống hoa dài hơn lá. Quả dài 2-5mm. Cây mọc hoang nơi đất trống ở nước ta.

Cây xà sàng

Cây xà sàng

Tháng 6, tháng 8 là thời gian quả chín. Cắt cây về phơi khô, đập lấy quả, phơi lần nữa cho thật khô là được. Xà sàng vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào kinh thận và tam tiêu có tác dụng ích thận, khử phong, chữa chứng lạnh tử cung khí hư liều dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc.

5. Cảo bản

Cảo bản là một cây sống lâu năm, cao 0,16m, thân rễ ngắn, toàn cây rất thơm, thân mọc thẳng đứng, phía dưới có đường kính khoảng 5mm, cây có màu tím. Lá hai lần kép, mép có răng cưa, cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa hình tán kép, cuống hoa dài ngắn không đều. Quả gồm hai phần dính nhau, hình thoi, dài chừng 50mm.

Cây tiêu khung cũng là một cây sống lâu năm. Lá mọc so le 2-3 lần xẻ lông chim kép, cuống lá dài 9-12cm, phía dưới ôm lấy thân cây. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán 16-20 cuống, mỗi tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả cũng gồm hai phần quả, mỗi phần quả có tới năm sống chạy dọc, nhưng giữa sống của quả tiêu khung có tới ba ống tinh dầu trong khi cảo bản chỉ có một ống tinh dầu

Tác dụng dược lý của cảo bản và tiêu khung gần giống nhau. Cảo bản và tiêu khung có ở Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông (Trung Quốc). Hiện ta vẫn phải nhập khẩu cảo bản. Người ta thu hoạch loại cây này vào tháng 4, tháng 10, đào lấy rễ, bỏ hết phần trên mặt đất của cây, đem về rửa sạch đất cát phơi khô.

Theo các tài liệu cổ, cảo bản vị cay, ôn, không độc, có năng lực chữa chứng âm hộ khô lạnh đau nhức. Ngày xưa các thái y dùng cảo bản để chữa chứng khô hạn và lạnh tử cung cho Hoàng Hậu và các cung nữ. Chứng khô hạn khiến phụ nữ sợ chồng. Còn chứng lạnh tử cung khiến người ta giảm hứng thú trong chuyện phòng the

Có khá nhiều bà vợ cao tuổi gọi đến tòa soạn nói rằng Báo Người Giữ Lửa quá ưu ái đàn ông toàn giới thiệu những vị thuốc bổ dương cho đàn ông mà không quan tâm đến các bà. Trên thực tế nhiều phụ nữ tắt kinh đồng nghĩa với tắt dục, khiến các ông chồng bị bỏ đói, sinh cáu gắt, đời sống vợ chồng không mấy vui vẻ. Các bà biết như thế là không tốt, nhưng chưa biết khắc phục bằng cách nào.

Chúng tôi xin giới thiệu năm loại thảo dược kể trên để các độc giả nữ tham khảo và ứng dụng. Tùy theo tình hình của từng người mà dùng những vị thuốc khác nhau. Năm loại thảo dược này đã được GS. TS Đỗ Tất Lợi khảo cứu và kiểm chứng khoa học. Các lương y nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã tiến hành làm thí nghiệm trên chuột và trên thỏ. Các tài liệu y học cổ phương Đông cũng đã tổng kết tính năng của các vị thuốc này.

Chúng được thái y trong các triều đình phong kiến Trung Hoa ứng dụng. Vậy nên bạn đọc có thể yên tâm sử dụng. Trong các thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ. Nhưng thuốc Đông y phải sử dụng dài ngày mới thấy hiệu quả, vì vậy cần hết sức kiên trì.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật