Thảo dược đẩy lùi chảy máu cam hiệu quả nhất định phải biết

Hiện nay, một số người đang xem nhẹ việc bị đổ máu cam mà không biết rằng chảy máu cam kéo dài sẽ có nguy cơ bị u xơ mũi hầu và thường uống thuốc chỉ có tác dụng cầm máu chứ không có tác dụng trị vào nguyên nhân gây ra bệnh. Máu nóng, máu độc vẫn còn trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh khác.

Mỗi lần bị chảy máu cam, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ:

- Chắc tại cơ thể mình bị nóng quá?

-  Chắc do hôm qua uống nhiều bia rượu

-  Mấy hôm rồi mình ngồi điều hoà nhiều quá, mũi khô rồi gây chảy máu cam chăng???

-  Hay do đêm qua mình làm việc khuya quá dẫn đến thiếu ngủ rồi chảy máu cam

- Cũng có thể do cái tật "ngoáy mũi" hay chăng?

- Hay mình đang bị bệnh lí đặc biệt gì nên mới gây ra chảy máu cam đây?

➡ Phần lớn mọi người đều chủ quan, đưa ra những lý do biện hộ cho bệnh lý của mình, dần dần quên đi sự nguy hiểm của bệnh mà không biết rằng, tất cả những dấu hiệu nhỏ đó giống như "Một que diêm nhỏ ném vào đống rơm khô". Nó chỉ là một triệu chứng nhỏ nhưng có thể khiến bệnh chảy máu cam bùng phát ngay lập tức.

NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU CAM LÀ DO ĐÂU?

- Y Học hiện đại đã tìm ra rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chảy máu cam như:

· Do nóng trong người, do uống nhiều rượu bia do ăn đồ cay nóng, do sử dụng nhiều thuốc tân dược...

· Do thời tiết; ngoái mũi nhiều; do các khối u; do thiếu vitamin C và một số bệnh lí khác...

- Theo y học cổ truyền, bệnh chảy máu cam thường chủ yếu là do huyết nhiệt

Tức do nhiều yếu tố khác nhau mà nhiệt tích lại trong các bộ phận của cơ thể. Tích nhiệt ở đâu gây bệnh ở đó.

Thánh y Hải thượng lãn ông đã khẳng định:

“Bức huyết vọng hành” – Tức là khi "nhiệt trong cơ thể" lên cao độ, sẽ làm cho mạch máu vỡ ra, gây hiện tượng xuất huyết gây chảy máu cam ho ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

Vậy "Tích nhiệt ở đâu, gây bệnh ở đó" là gì?

Nhiệt tích nhiều ở phế: sẽ gây hiện tượng chảy máu cam.

Nhiệt tích nhiều ở gan: sẽ gây hiện tượng nổi mẩn ngứa mề đay dị ứng hoặc men gan cao. Nặng có thể là bệnh huyết áp cao

Nhiệt tích nhiều ở tỳ, vị: sẽ gây hiện tượng nhiệt miệng phồng rộp miệng lưỡi hôi miệng Ví dụ, bệnh nhân bị đau dạ dày lâu năm thường hay kèm nhiệt miệng phồng rộp miệng lưỡi, hơi thở có mùi khó chịu.

Nhiệt tích nhiều ở tâm: sẽ gây hiện tượng tim hồi hộp, đánh trông ngực mất ngủ khó vào giấc ngủ ngủ trằn trọc, không ngon giấc.

Nhiệt tích nhiều ở đại tràng: sẽ gây bệnh táo bón Nặng hơn là gây chảy máu đại tràng (Hiện tượng tiên báo trước của bệnh Trĩ).

Nhiệt tích nhiều ở thận: bệnh nhân thấy bứt rứt, nóng trong người nước tiểu vàng đỏ, hay vã mồ hôi…

Từ đây, khi có những triệu chứng nóng trong bạn có thể phán đoán biểu hiện bệnh ở cơ quan nào, để chúng ta có hướng trị bệnh hiệu quả.

- Có một nguyên tắc kinh điển mà bạn phải biết: Khi bạn đã bị nóng trong người thì bạn sẽ gặp phải những hiện tượng như: chảy máu cam, nổi mẩn ngứa, mề đay, hoặc nhiệt miệng phồng rộp miệng lưỡi.

-  Một số thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, làm ẩn đi các triệu chứng của bệnh. Vô hình chung, bạn lại càng làm cơ thể mình bị nhiệt hơn do tác dụng phụ của thuốc gây ra. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật