Công dụng của cây cối xay trong điều trị một số bệnh

Công dụng của cây cối xay là gì? Cây đằng cối xay hay còn gọi là đằng xay là loại cây nhỏ, cao tầm 1m, sống lâu năm. Cây có tên cối xay là do, hình bống hoa của cây thuốc nam này bạn sẽ thấy, nó rất giống cái cối xay, bởi vậy dân gian mới đặt cho cây cái tên Cối xay. Bài viết hôm nay xin chia sẻ tới bạn đọc về một số công dụng của đằng xay, các bạn cùng tham khảo nhé!

Công dụng của cây cối xay trong điều trị một số bệnh 

Theo Đông y cây cối  xay có vị ngọt tính mát có công hiệu giảm đau do cảm gió thanh huyết nhiệt giải độc lọc máu khai khiếu hoạt huyết chữa mụn nhọt thông tiểu tiệnchữa sốtchữa tiểu đỏ... Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc là  4 - 6g. Lấy lá tươi giã nhỏ đắp mụn nhọt không kể liều lượng.

Công dụng của cây đằng xay có thể điều trị một số bệnh

Công dụng của cây đằng xay có thể điều trị một số bệnh 

Đằng xay được sử dụng làm giảm  đau kích thích tình dục nhuận tràng, lợi tiểu, dùng lá để trị bệnh về phổi và làm thuốc an thần. Vỏ cây có chất làm se và lợi tiểu, hạt có tác dụng nhuận tràng và làm bớt đau. Toàn cây có tác dụng nhuận tràng, tăng lực, chống viêm Hoa được sử dụng để làm tăng tinh dịch ở nam giới.

Để cùng tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc tiêu biểu trị bệnh từ cây đằng xay.

1. Chữa cảm sốt (kể cả đau đầu, ù tai, bí tiểu tiện), bạch đới: Rễ hoặc lá cây đằng xay  4 - 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

2. Chữa mụn nhọt, rắn cắn: Dùng lá tươi và hạt cây đằng xay từ 8 - 12g, giã nhỏ, thêm nước vắt lấy nước cốt uống (dùng trị cả lỵ), bã đắp lên mụn nhọt hoặc nơi vết rắn cắn.

3. Làm tăng lượng tinh dịch: Hoa đằng xay 15 - 20g, sắc hãm lấy nước uống hằng ngày (theo tài liệu của Ấn Độ).

Làm thông sữa nhuận tràng (chữa phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, bệnh đường niệu, ung nhọt): Dùng đông quỳ tử 10 - 15g, sắc uống, ngày 1 thang; (đông quỳ tử tức là hạt già đã chế biến khô của cây cối xay của Trung Quốc, còn gọi là cây thương ma tên khoa học Abutilon avicenae Gaertn, họ bông Malvaceae, có vị ngọt, tính hàn, đi vào kinh đại tràng và tiểu tràng có công năng lợi tiểu, thông sữa, nhuận tràng). 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật