Lanzadon - Một số thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng

Lanzadon là thuốc dùng để điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (dùng tới 8 tuần). Điều trị loét dạ dày - tá tràng cấp... Dưới đây là những thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Lanzadon

1. Thành phần:

Cho 1 viên nén tan trong ruột:

Lansoprazol vi nang 8,5%: 30 mg

2. Chỉ định:

Điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (dùng tới 8 tuần).

Điều trị loét dạ dày - tá tràng cấp.

+ Điều trị các chứng tăng tiết toan bệnh lý, như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết tăng dưỡng bào hệ thống.

+ U đa tuyến tuỵ.

Lanzadon điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét

Lanzadon điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét

3. Liều lượng - Cách dùng:

Theo sự chỉ định của thầy thuốc hoặc liều trung bình là:

viêm thực quản có trợt loét

+ Liều người lớn thường dùng: 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa nếu chưa khỏi.

+ Điều trị duy trì sau chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: người lớn 15mg/ngày.

+ Loét dạ dày: 15 - 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng

Loét tá tràng:

+ 15 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

+ Tăng tiết toan khác (hội chứng Z.E)

+ Liều thường dùng cho người lớn là 60 mg, 1 lần/ngày. Uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng. Sau đó điều chỉnh liều theo sự dung nạp và mức độ cần thiết để đủ ức chế tiết acid dịch vị và tiếp tục điều trị cho đến khi đạt kết quả lâm sàng.

+ Liều uống trong những ngày sau cần khoảng từ 15 - 180 mg hàng ngày để duy trì tiết acid dịch vị cơ bản dưới 10 mEq/giờ (5 mEq/giờ ở người bệnh trước đó có phẫu thuật dạ dày). Liều trên 120 mg nên chia làm 2 lần uống.

+ Cần điều chỉnh liều cho người có bệnh gan nặng. Phải giảm liều, thường không được vượt quá 30 mg/ngày.

Thời kỳ cho con bú:

+ Cả Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột cống và có thể sẽ bài tiết qua sữa người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh, nên tránh dùng ở người cho con bú.

4. Tác dụng ngoại ý:

Các phản ứng phụ thường gặp nhất ở Lansoprazol là ở đường tiêu hóa như ỉa chảy đau bụng ngoài ra một số người bệnh có đau đầu chóng mặt

Thường gặp: ADR >1/100.

+ Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt.

+ Tiêu hóa: ỉa chảy đau bụng buồn nôn nôn táo bón khó tiêu

+ Da: phát ban

Ít gặp: 1/1000 < ADR <1/100.

+ Toàn thân: mệt mỏi

Cận lâm sàng:

+ Tăng mức gastrin huyết thanh enzym gan hematocrit hemoglobin acid uricprotein niệu

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc

Đau đầu là tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc

Đau đầu là tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc

5. Tương tác thuốc:

+ Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác có cùng hệ chuyển hóa bởi cytochrom P450.

+ Không thấy có ảnh hưởng lâm sàng quan trọng tới nồng độ diazepam, phenytoin, theophylin Prednisolon hoạc wafarin khi dùng chung cùng với lansoprazol.

+ Lansoprazol làm giảm tác dụng của Ketoconazol, itraconazol và các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.

+ Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol (khoảng 30%).

6. Khuyến cáo:

+ Cần giảm liều đối với người bị bệnh gan

+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ.

7. Trình bày và bảo quản:

Thuốc ép trong vỉ bấm 10 viên, hộp 3 vỉ có kèm tờ hướng dẫn sử dụng.

Bảo quản nơi khô, thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật