Bài thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn trị bệnh tiêu chảy cực hiệu quả

Chỉ cần dùng những bài thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn này, bệnh tiêu chảy sẽ khỏi nhanh chóng.

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn virut gây bệnh phát triển và lây lan gây bệnh tiêu chảy Nếu không may bị mắc bệnh, bạn nên sử dụng một số bài thuốc đơn giản sau:

Lá mơ lông

Trong dân gian lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảykiết lỵ Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi.

 

Gừng tươi nướng

Khi bị tiêu chảy nôn do ngộ độc thức ăn chỉ cần lấy một củ gừng rửa sạch, nướng lên. Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cắt gừng thành từng miếng bỏ vào cốc hãm uống như trà có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp cầm tiêu chảy rất tốt.

Nước sắc vỏ rụt, vỏ quýt

Dùng trong trường hợp tiêu chảy do ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị tiêu hóa không được: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước uống.

Nước sắc búp ổi

Dùng trong trường hợp bị tiêu chảy do lạnh: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc: Búp ổi 20g, củ sả 16g củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

Cháo củ kiệu, cháo chim bồ câu

Dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Cháo củ kiệu: củ kiệu 50g, rửa sạch thái lát 50g, thịt ức gà 50g thêm gia vị, xào chín, cho vào nồi cháo đã nấu nhừ, ăn khi còn nóng. Cháo chim bồ câu: Chim bồ câu non 1 con làm sạch gạo nếp 100g, thêm gia vị rau mùi tàu hành hoa gừng tươi gia vị vừa đủ, nấu cháo, ăn nóng.

Lá mơ trứng gà: Nếu bị đau bụng tiêu chảy phân nhầy do lỵ dùng lá mơ lông tươi 50g thái nhỏ, trộn trứng gà 1 quả thêm gia vị hành tiêu vừa đủ chưng hấp chín ăn.

Súp cà rốt

Dùng tốt cho trẻ đang bị tiêu chảy: cà rốt tươi 500g, rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ, để cho cạn còn 1 lít, vớt cà rốt ra, đem nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã, cho thêm 3g muối rồi đun sôi lại. Nấu cháo hoặc súp với thịt lợn nạc hoặc thịt gà nấu nhừ và loãng hơn bình thường, cho thêm khoảng 100ml súp cà rốt. Cho trẻ ăn ít một, ăn nhiều bữa (6-8 bữa một ngày). Khi trẻ bớt tiêu chảy cho giảm bớt lượng súp cà rốt, tăng dần lượng cháo đến khi khỏi hẳn.

Lá nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.

Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật