Những lưu ý cần thiết khi cho trẻ uống thuốc chữa bệnh

Đối với trẻ còn nhỏ thì cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn, hơi nghiêng sang một bên hoặc có thể bế ở tư thế ngồi, tránh sặc thuốc.

Có thể khi bé uống thuốc trẻ sẽ khóc lóc, thậm chí vật vã làm bạn bị rối trí. Tuy nhiên bạn cần phải bình tĩnh và lưu ý những điểm sau khi cho trẻ uống thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trẻ dưới 1 tuổi thì thuốc đa số là dạng bột, nếu là thuốc viên mẹ cũng nên tán ra thành dạng bột. Có thể để thuốc gần lỗ của núm vú của bình sữa rồi cho trẻ ti. Như vậy thuốc sẽ vào bụng trẻ dễ dàng. Vì sữa có thể có chất làm giảm tác dụng của thuốc nên lưu ý cho nước lọc thay vì sữa vào bình.

Ngoài ra có thể để thuốc ở đầu lưỡi trẻ rồi cho trẻ uống nước ấm nuốt ngay lập tức. Vì vị giác ở đầu lưỡi chủ yếu để cảm nhận vị ngọt, hai bên lưỡi cảm nhận vị ngon, gốc lưỡi cảm nhận vị đắng. Vì vậy khi uống thuốc có vị đắng thì tránh để thuốc tiếp xúc nhiều với gốc lưỡi và ở lâu trong miệng trẻ.

Trẻ em 6 tuổi trở lên có thể uống thuốc viên. Để viên thuốc vào gốc lưỡi trẻ rồi ngay lập tức cho trẻ uống nước để nuốt trôi. Một số trẻ đã biết phân biệt đồ vật, chỉ cần mẹ mang thuốc ra đã khóc và nhất quyết không uống thuốc. Lúc đó cần nhẹ nhàng giảng giải cho trẻ hiểu uống thuốc mới khỏi được bệnh để trẻ hợp tác.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý các điểm su khi cho con uống thuốc:

Tư thế cho trẻ uống thuốc

Đối với trẻ còn nhỏ thì cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn và hơi nghiêng sang một bên hoặc có thể bế trẻ ở tư thế ngồi, tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay đang ôm trẻ ấn vào cằm để mở miệng trẻ, bàn tay kia dùng muỗng để đổ thuốc vào.

Đối với trẻ lớn hơn thì trẻ có thể ngồi hoặc đứng để uống thuốc, cho đầu hơi nghiêng ra sau. 

Không pha thuốc vào sữa, thức ăn

Không nên trộn thuốc vào sữa hay thức ăn của trẻ, vì mùi vị của thức ăn sẽ lẫn với mùi của thuốc làm trẻ biếng ăn có phản ứng sợ ăn, không dám ăn, mặc dù đó có thể là món mà trước đây trẻ rất thích.

Đối với trẻ lớn hơn và đã nhận thức được tốt hơn thì trẻ sẽ nghĩ mình bị bố mẹ lừa dối, từ đó trẻ sẽ mất niềm tin vào bố mẹ.

Mặt khác, nếu pha thuốc với sữa, chẳng hạn với sữa bò thì kali và sắt trong sữa bò khi gặp thuốc sẽ phản ứng tạo ra một số chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thu thuốc của đường ruột và dạ dày

Sử dụng đúng liều theo thể trạng của trẻ

Thuốc cho trẻ phải được tính toán trên nhiều yếu tố như tuổi, cân nặng, chức năng của gan thận, tình trạng thể chất của trẻ… Vì vậy, khi dùng thuốc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để biết rõ ràng về liều dùng cho trẻ dựa trên cân nặng hoặc kích thước của trẻ.

Đặc biệt, không bao giờ được tăng liều thuốc đã quy định. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý cần sử dụng những dụng cụ đo định lượng chính xác tránh ước chừng lượng thuốc bằng những dụng cụ không chuyên dụng như cốc, thìa nhà bếp Không sử dụng toa thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống. 

Không bóp mũi đổ thuốc vào miệng

Đối với các dạng thuốc nước như siro các bậc cha mẹ tuyệt đối không được bóp mũi, đè đổ thuốc mà phải dỗ dành và giải thích trẻ nếu trẻ khóc, không chịu uống. Không cho trẻ uống thuốc khi đang khóc, cười hay đang co giật Trong trường hợp này, nếu vẫn cho trẻ uống, sẽ rất dễ bị sặc thuốc, rất nguy hiểm.

Theo dõi trẻ sau khi uống thuốc

Với một số trẻ mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng như nổi mề đay mẩn ngứa vật vã, kích thích, nôn rối loạn tiêu hóa khó thở Cho nên, sau khi cho trẻ uống thuốc cần theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc trẻ đã uống thuốc nhưng không thuyên giảm mà còn nặng hơn thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể.

Không uống thuốc khi đói bụng

Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày

Chỉ pha thuốc với nước đun sôi để nguội

Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị. Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn như sữa nước ép trái cây đồ ăn... Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá huỷ. Hoặc nếu pha thuốc vào nước cam chanh có thành phần axit tương đối nhiều, có thể xảy ra một số phản ứng hoá học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật