Cảnh báo: Sử dụng khăn giấy ướt "tùy tiện" gây hậu quả đáng lo
Khăn giấy ướt đã và đang trở thành vật dụng tiện ích trong việc vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta đôi khi lại quá “ỷ lại” vào sự tiện lợi của khăn giấy ướt mà sử dụng “bừa bãi”, gây hại sức khỏe
Sử dụng khăn giấy ướt để tẩy trang
Khăn giấy ướt có tẩm sẵn dung dịch tẩy trang là “cứu tinh” cho các bạn gái khi “lười”: không cần nước tẩy trang sữa rửa mặt lẫn bông tẩy trang, chỉ dùng khăn giấy ướt lau qua là mặt “sạch sẽ”. Tuy nhiên, dùng khăn giấy ướt mà không rửa lại bằng sữa rửa mặt và nước sạch không thể làm sạch hết bụi bẩn và mỹ phẩm còn đọng sâu trong lỗ chân lông lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
Dùng khăn giấy ướt tùy tiện sẽ gây hại sức khỏe
Nhiều chất hóa học được dùng trong khăn giấy ướt cũng có thể gây kích ứng da Khi đó, da có biểu hiện khó chịu như khô ráp, ngứa, nổi nhiều mụn sần,... Một trong những chất hay được dùng trong khăn giấy là cồn có tác dụng làm sạch hiệu quả và nhanh chóng, nhưng tiếp súc lâu ngày sẽ khiến da khô yếu và mỏng đi, dễ bị tổn thương và bắt nắng.
Dùng khăn giấy ướt vệ sinh vùng kín
Làn da ở vùng kín đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm, rất dễ kích ứng với các thành phần trong khăn giấy ướt bao gồm chất bảo quản chất tạo mùi các hóa chất tẩy rửa mạnh,… Cụ thể, khăn giấy ướt có quá nhiều chất bảo quản có thể gây độc cho gan ảnh hưởng đến hệ sinh dục, có khả năng gây rối loạn nội tiết Hương liệu kém chất lượng thì rất có khả năng gây dị ứng kích thích cho vùng da sử dụng khiến da bị mẩn đỏ ngứa, viêm nhiễm.
Nếu hộp đựng khăn giấy không được đóng kín hoàn toàn, việc mở ra mở vào sẽ khiến vi khuẩn “trú ngụ” trên bề mặt khăn. Khi khăn tiếp xúc với môi trường ẩm ướt của vùng kín vi khuẩn sẽ càng có cơ hội sinh sôi, sinh ra nấm và các bệnh phụ khoa Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể thông qua vùng kín mà tấn công vào các cơ quan sinh dục bên trong cơ thể, gây bệnh nghiêm trọng như viêm tử cung viêm buồng trứng
Sử dụng khăn giấy ướt để rửa vết thương
Các vết thương hở chính là “cửa ngõ” giúp hóa chất, bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi có vết thương hở, tốt nhất bạn không nên dùng các loại khăn giấy ướt có quá nhiều hóa chất, sẽ càng làm vết thương đau rát và lâu lành hơn. Thay vào đó, bạn nên nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, dùng băng cá nhân hoặc gạc che chắn, tránh để vết thương tiếp xúc với không khí gây nhiễm trùng nặng hơn.
Tùy trường hợp mà sử dụng khăn giấy ướt và nên chọn sản phẩm có ít mùi hương, không có thành phần mang gốc cồn bạn nhé!
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:00 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:01 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:09 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:08 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:05 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:09 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:02 28/02/2019)
- Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại! (Thứ tư, 11:20:05 27/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:06 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:06 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023