Bật mí những cây thuốc quý của y học cổ truyền giúp bảo vệ gan

Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người và giữ nhiệm vụ rất quan trọng. Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa nên thức ăn và tất cả các nhiên liệu phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau.

Trong cuộc sống hiện nay, việc tiếp xúc với quá nhiều các chất độc hại, các hóa chất các phụ gia hóa học, uống nhiều bia rượu… khiến cho gan của chúng ta luôn trong tình trạng phải làm việc quá tải và dẫn tổn thương gan, biểu hiện của viêm gan Bên cạnh đó, nhiễm siêu vi (siêu vi gây viêm gan A B,C…) cũng là nguyên nhân chính gây viêm gan ở nước ta.

Khi tế bào gan bị tổn thương, các men gan như ALT (còn được gọi là SGPT) và AST (SGOT) có trong tế bào gan bị phóng thích vào máu. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên, nhất là tăng ALT thì đó là dấu hiệu của tổn thương gan. Nồng độ các men gan này trong máu được xem như chỉ số về mức độ tổn thương gan. Gan có chức năng chuyển hóa trong cơ thể, khi gan bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng đầy bụng khó tiêu tiêu chảy ăn không ngon chán ăn sợ đồ mỡ, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, da vàng, mắt vàng, hơi thở có mùi… Tuy nhiên các dấu hiệu trên rất dễ nhầm với bệnh lý khác nên người bệnh cần tới nghe sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thảo dược bảo vệ gan đã là bài thuốc quý báu từ hàng ngàn năm nay của Y học cổ truyền và là xu hướng được giới Y học ngày nay khuyến nghị sử dụng.

Có nhiều loại thảo dược đã được dân gian sử dụng qua nhiều đời chứng minh được hiệu quả rõ ràng như:

Diệp hạ châu đắng: còn có tên gọi phổ biến khác là cây chó đẻ răng cưa. Loại dược liệu quý này đã được dân gian sử dụng hơn 2.000 năm nay, nhằm điều trị viêm gan vàng da rối loạn tiêu hóa diệt khuẩn, chữa viêm...

Cây cà gai leo: Trong dân gian, loài cây này được coi là cây dại, mọc ven đường, tuy nhiên nó lại là một thảo dược rất quý và có thể coi là “thuốc tăng cường chức năng gan tự nhiên”. Các lượng chất trong cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Mọi người này có thể lấy thân, lá, rễ của loài cây này rửa sạch rồi phơi khô, sau đó nấu lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Màn màn (Cleome sp.), đặc biệt là màn màn hoa tím (Cleome chelidonii): là cây thuốc nam được sử dụng trong dân gian để chữa các bệnh về gan viêm gan mãn tính rất hiệu quả. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi”, màn màn tím có vị cay, tính ấm, không độc; nước sắc của cây dùng chữa viêm gan mạn tính được sử dụng ở Ấn Độ. Màn màn tím hay còn gọi là mần ri, là một cây thuốc nam được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để làm mát gan, giải độc rượu Theo kinh nghiệm của một số thầy thuốc nam màn màn được sử dụng để chữa bệnh viêm gan mãn tính rất hiệu quả.

- Dứa dại (Pandanus tectorius): dứa dại vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu.

- Mớp gai (Lasia spinosa): mớp gai là dược liệu vị đắng chát, cay, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thủng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khử ứ, sinh cơ, chỉ thống. Mớp gai được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh gan thanh nhiệt giải độc.

- Bồ công anh (Taxaracum officinale): Bồ công anh vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tán kết, tiêu ung, lợi tiểu. Còn có tính lợi mật, ích cho gan, bổ đắng, giúp ăn ngon, dẫn lưu gan mật. Bồ công anh cũng là vị thuốc y học cổ truyền được sử dụng lâu đời ở châu Âu để chữa bệnh về gan.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật