Đi đâu cũng thấy người mắc thủy đậu, vậy làm sao để phòng tránh nó đây?

Hiện thủy đậu đang tấn công các tỉnh miền Bắc. Số ca mắc thủy đậu đang ngày một tăng lên.

Thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông, kéo dài cho đến hết mùa xuân. Đây là bệnh lành tính, tự khỏi nhưng có 1% khả năng gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ có thai.

Hãy áp dụng quy tắc ‘đeo khẩu trang’ của người Nhật

Bởi lẽ thủy đậu lây qua đường hô hấp Điều này có thể coi là nỗi đáng sợ đối với các cặp đôi nếu có 1 người mắc bệnh. Do đó, nếu không cẩn thận bạn có thể ‘chia sẻ’ bệnh với một nửa của mình.

Do đó, khi tiếp xúc với người bệnh, bạn cần đeo khẩu trang. Người Nhật coi đeo khẩu trang khi bị bệnh là cách để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.

Đối tượng dễ mắc thủy đậu? Đó chính là trẻ em dưới 9 tuổi và bất cứ ai chưa tiêm phòng. Trước bệnh chỉ xảy ra ở trẻ do lây nhiễm từ bạn bè, nhưng giờ người 20-25 tuổi cũng mắc bệnh là lây ngược cho trẻ.

Gần 100% ca nhiễm thủy đậu là trẻ em trong đó trẻ sơ sinh trẻ chưa tiêm phòng hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác.

Biểu hiện bệnh: Sốt và xuất hiện ban phỏng nước (các nốt đỏ có riềm đỏ xung quanh). Các ban này sẽ to dần, vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Các nốt này có mủ, gây đau là dấu hiệu của nhiễm trùng da, cần được khám tại cơ sở y tế.

Cần phân biệt biểu hiện bóng nước ở thủy đậu với tay chân miệng. Ở thủy đậu, bóng nước có kích cỡ khác nhau, thay vì đồng đều như tay chân miệng. Vị trí xuất hiện ở toàn thân, gây đau ngứa thay vì chỉ ở chân, tay, miệng và không gây cảm giác gì.

Bệnh lành tính nhưng vẫn có biến chứng

Khi có biến chứng, bệnh nhân cần được nhập viện để thăm khám và điều trị. Đặc biệt phụ nữ có thai mắc thủy đậu có thể bị sảy thai thai nhi câm điếc bẩm sinh dị dạng. Ngoài ra, trẻ em có hệ miễn dịch yếu và người đang hóa trị cũng cần tránh bệnh nhân thủy đậu.

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng có thể gặp biến chứng với những người không khỏe như trẻ em, bà bầu… Một số biến chứng nguy hiểm là: nhiễm trùng viêm da (do mụn nước vỡ, tiếp xúc với vi trùng trong không khí) nhiễm trùng da (do vi khuẩn tấn công vào bên trong) viêm phổi (dễ dẫn đến tử vong) viêm não viêm họng thanh quản Zona.

Có trường hợp mẹ không chích ngừa, con đã mắc thủy đậu khi mới 20 ngày tuổi. Do đó, việc tiêm ngừa là cực kỳ quan trọng.

Tiêm phòng thủy đậu sớm trước 1 tháng khi mùa dịch bắt đầu để hạn chế tốt nhất nguy cơ nhiễm bệnh. Khi tiêm phòng cần chú ý một số điều (chi tiết tại đây)

Một số đối tượng không được tiêm vắc-xin thủy đậu: trẻ đang sốt, bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc-xin phụ nữ mang thai

Đang mang thai có được tiêm vắc-xin thủy đậu không? Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội, để phòng bệnh thủy đậu phụ nữ nên tiêm phòng bệnh trước khi có ý định mang thai ít nhất 30 ngày. Trong thời gian mang thai phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Tiêm phòng thủy đậu ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh liệu có tác dụng? Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc có hiệu quả bảo vệ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật