Giải đáp 6 thắc mắc thường gặp của cha mẹ về bệnh viêm não mô cầu bạn đừng bỏ qua nhé!

Có nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu không, hay độ tuổi nào nên đi tiêm... là những thắc mắc mà nhiều bà mẹ hiện nay quan tâm.

Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại những di chứng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời nếu không điều trị kịp thời. Diễn biến bệnh viêm não mô cầu những ngày qua khiến nhiều người dân lo lắng. 

1. Khi có triệu chứng nào thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?

Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường là 3-4 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể bệnh như viêm mũi họng nhiễm khuẩn huyết viêm màng não viêm khớp, viêm màng trong tim

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: sốt đột ngột đau đầu chán ăn kích thích buồn nôn nôn tiêu chảy sợ ánh sáng, cổ cứng, li bì co giật có thể xuất huyết hoại tử trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết. Khi thấy sốt cao đau họng đau đầu cổ cứng, nôn vọt cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

2. Có vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu không?

Viêm màng não mô cầu là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi đã được điều trị. Đó là lý do tại sao việc phòng ngừa là rất quan trọng. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não cầu là cách hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh này.

Tại Việt Nam hiện nay vắc xin phòng não mô cầu typ A và typ C được chỉ định cho tất cả các đối tượng từ 24 tháng tuổi trở nên. Nếu trẻ chưa đuợc tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và phác đồ tiêm phù hợp.

3. Khả năng dịch viêm não mô cầu bùng phát có xảy ra không?

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy có xu hướng bùng phát dịch viêm màng não do não mô cầu. Các ca bệnh xảy ra rải rác, tản phát, chưa phát hiện được ổ dịch nào. Bệnh xảy ra quanh năm với những ca tản phát, chủ yếu ở trẻ nhỏ và tăng cao vào mùa xuân do điều kiện thời tiết mưa ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng của cơ thể người.

4. Làm thế nào để phòng ngữa bệnh viêm não mô cầu?

Bệnh viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Hạn chế tụ tập nơi đông người, hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. 

5. Có nên chủ động đi bé tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu?

Tiêm vắc-xin phòng bệnh có hiệu quả tốt nhưng phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy loại vắc-xin, có thể tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi hay lớn hơn, tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải di đến vùng dịch, những người sống trong một cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm não mô cầu.

Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mãn tính Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.  

6. Bé ở độ tuổi nào thì tiêm được vắc-xin phòng viêm não mô cầu?

Hiện nay có 2 loại vắc-xin tiêm phòng viêm não mô cầu Vì mỗi loại vắc-xin chỉ phòng ngừa được một số chủng vi khuẩn não mô cầu nhất định nên các mẹ có thể cho bé tiêm cả hai loại để phòng được bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu tuýp A, tuýp B và tuýp C. 



- Vắc-xin ngừa não mô cầu nhóm B+C: Tiêm phòng cho trẻ từ 3 tháng tuổi, tiêm 2 liều cách nhau từ 6-8 tuần và không cần tiêm nhắc lại.  

Phản ứng phụ: Không có phản ứng phụ nghiêm trọng, một số người có biểu hiện đau nhức vị trí tiêm sau khi tiêm vắc-xin hoặc sốt.   

- Vắc-xin ngừa não mô cầu nhóm A+C: Tiêm phòng cho trẻ từ 24 tháng tuổi, tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm/ lần. Vắc-xin này nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ, nhưng thuộc nhóm không bắt buộc và phải trả thêm chi phí.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật