Một số biến chứng ngoài da do đái tháo đường gây ra, nên biết để tránh!

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính nguy hiểm bởi sự tàn phá sức khỏe bệnh nhân diễn ra một cách âm thầm. Cho tới khi các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Khi mắc bệnh ĐTĐ, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm, do đó bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có nhiễm trùng ngoài da. Việc dùng thuốc để điều trị bệnh ĐTĐ cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới biểu hiện ngoài da của bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp.

Nhiễm khuẩn da do ĐTĐ

Nhiễm trùng da có thể xảy ra cho 20-50% bệnh nhân ĐTĐ, đa số ở bệnh ĐTĐ typ II không được kiểm soát đường huyết tốt gây bất thường vi tuần hoàn, giảm hiện tượng thực bào suy yếu sự kết dính của bạch cầu và làm chậm hiện tượng hóa ứng động.

Nhiễm vi nấm

Vi nấm chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh nhiễm ngoài da do ĐTĐ vì bệnh nhân bị suy yếu hàng rào bảo vệ da phổ biến nhất là nhiễm nấm Candida và cũng thường là biểu hiện cảnh báo đầu tiên của ĐTĐ. Candida có thể gây viêm kẽ viêm miệng viêm móng viêm quy đầu viêm âm hộ - âm đạo.

Các bệnh do nhiễm vi nấm ngoài da khác của ĐTĐ thường là: nấm kẽ ngón chân, viêm quầng viêm mô tế bào nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn huyết do nấm. Bệnh nhân ĐTĐ nhiễm ceton acid rất dễ có nguy cơ nhiễm vi nấm nhóm Phycomycetes (mucormycosis) gây sang thương dạng hoại tử mạch máu trung tâm, đặc biệt ở vùng hầu họng, có thể gây viêm não và hầu hết bệnh nhân đều tử vong

Nhiễm vi khuẩn

Nhiễm khuẩn da của bệnh nhân ĐTĐ nhiều gấp 3 lần các bệnh khác, đa số do vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa, đặc biệt trong loét bàn chân ĐTĐ là triệu chứng không được xem nhẹ vì bệnh nhân có thể bị đoạn chi nhiễm trùng huyết nghiêm trọng và vi khuẩn P. aeruginosa kháng thuốc Bệnh nhân ĐTĐ không được kiểm soát tốt cũng rất dễ bị viêm da mủ, viêm quầng, viêm mô tế bào do nhiễm Streptococcus nhóm A & B, Staphyloccus aureus kháng methicillin (MRSA).

Biến chứng ngoài da do dùng thuốc

Các phản ứng ngoài da gây ra do dùng thuốc kháng ĐTĐ gồm: mày đay hồng ban đa dạng phát ban dạng trứng cá đỏ, dạng lichen. Các thuốc tolbutamide và chlorpropamide có thể gây tình trạng da nhạy cảm với ánh sáng. Sulfonylureas là nhóm thuốc hạ đường huyết thường gây phản ứng dị ứng ngoài da nhất. Các thuốc nhóm sulfonylureas thế hệ thứ 2 (glimepiride, glipizide, glyburide) ít gây tác dụng phụ ở da hơn thế hệ 1.

Teo mô mỡ ở vị trí tiêm insulin thường ở bụng và đùi, xảy ra 6-24 tháng sau khi bắt đầu tiêm thuốc. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ emphụ nữ

Tăng sinh mô mỡ là những nốt mềm ở da giống bướu mỡ, thường xuất hiện ở 20-30% bệnh nhân ĐTĐ typ I và 4% ĐTĐ typ II tại vị trí thường xuyên tiêm insulin hàng ngày với liều cao, kim tiêm dùng nhiều lần và không thay đổi vị trí tiêm.

Việc tiêm insulin vào những vị trí tăng sinh mô mỡ có thể làm chậm hấp thu insulin khiến sự kiểm soát đường huyết sai lệch và bệnh nhân có những cơn hạ đường huyết không dự đoán được.

Dị ứng với insulin tương đối hiếm xảy ra, thường thấy ở insulin bò hơn ở insulin heo.

Insulin người được sản xuất từ công nghệ tái tổ hợp DNA ít gây phản ứng dị ứng và rối loạn mô mỡ.

Các phản ứng dị ứng ngoài da với insulin có thể là mày đay hoặc phản ứng quá mẫn chậm (bệnh huyết thanh).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật