Những nguy cơ bệnh mỡ máu người cao tuổi, có thể bạn chưa biết

Bệnh đái tháo đường, nghiện rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc quá nhiều... sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mỡ máu ở người cao tuổi.

Theo luật người cao tuổi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2009, người có độ tuổi trên 60 được gọi là người cao tuổi. Tuy nhiên, cộng đồng thường chấp nhận gọi những người trên 70 là người cao tuổi.

Các bệnh: Thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp thoái hóa khớp bệnh gut đái tháo đường rối loạn mỡ máucác bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Trong đó rối loạn mỡ máu đái tháo đường tăng huyết ápthiếu máutim (bệnh mạch vành) thường hiện hữu đồng hành với nhau, khó phân định bệnh nào bị trước và là nguyên nhân sinh ra bệnh nào.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi

1. Bệnh đái tháo đường

Ở người cao tuổi đái tháo đường thường ở túyp II, diễn biến thầm lặng hơn, các triệu chứng lâm sàng không rầm rộ, thường hay bị bỏ qua. Bệnh diễn biến lâu dài, không được điều trị, hoặc có điều trị nhưng mang tính chất nửa vời, không kiểm soát được nồng độ đường trong máu và xuất hiện những rối loạn mỡ máu.

Để đề phòng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuổi trưởng thành (người cao tuổi) nên kiểm tra định kỳ lipid máu hàng năm. Mục tiêu kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi bị đái đường là: chỉ số LDL-cholesterol nhỏ hơn 2,6 mmol/L, Triglycerid nhỏ hơn 1,7 mmol/L. Đồng thời duy trì huyết áp ở mức tối đa dưới 130mm Hg, đường máu lúc đói ở mức 3,9- 7,2 mmol/L (70-130 mg/L).

2. Thói quen nghiện bia, rượu, thuốc lá

Người cao tuổi thường có thói quen nghiện rượu bia thuốc lá, nhất là các cụ ông. Khi đã nghiện thường thì mức độ sử dụng càng ngày càng tăng dần, con cháu hoặc người ngoài không dám hoặc can ngăn không hiệu quả.

Nghiện rượu là nghiện Ethanol, biểu hiện là lệ thuộc vào các triệu chứng xuất hiện khi không uống rượu, người nghiện bắt buộc phải uống rượu để cắt các triệu chứng này. Ethanol khi có nồng độ cao thường xuyên trong máu gây tổn thương các mô, ethanol xen vào giữa hai lớp lipid làm giảm thứ tự phân tử của các chuỗi acyl của phospholipid làm thay đổi cấu trúc màng từ đó làm gia tăng quá trình thấm cholesterol vào màng trong động mạch làm gia tăng xơ vữa động mạch Rượu không trực tiếp gây bệnh rối loạn mỡ máu, chúng là yếu tố làm tăng biến chứng của rối loạn mỡ máu. Rượu liên quan đến rối loạn mỡ máu là do chúng gây viêm gan mạn và xơ gan do rượu, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong đó có rối loạn chuyển hóa lipid.

Hút thuốc lá gây nhiều tác hại, chất nicotin và monoxid carbon thâm nhập vào cơ thể do hút thuốc gây rối loạn mỡ máu: lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL-c) giảm, đồng thời fibrinogen ( có chức năng trong cơ chế đông máu) tăng từ đó làm gia tăng bệnh xơ vữa động mạch

3. Lối sống tĩnh tại, ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Tham gia rèn luyện thể dục (nhất là các bài tập thể dục chữa bệnh, thể dục dưỡng sinh) thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất. Rèn luyện thể dục thường xuyên có tác dụng điều hòa và hạ chỉ số cholesterol trong máu.

Về chế độ dinh dưỡng: Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên khẩu phần dinh dưỡng cho người cao tuổi nên chú ý vào thành phần các chất được bổ sung hàng ngày phải cân đối hợp lý, nhất là các vitamin và còn phải tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng người nữa.

4. Dùng thuốc quá nhiều, nhất là các thuốc tim mạch

Người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như: các bệnh tim mạch sử dụng nhiều các thuốc chẹn bê ta có thể gây nguy cơ kích hoạt bệnh đái tháo đường tiềm tàng và theo đó là rối loạn mỡ máu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật