Giải mã tình trạng "sa mạc hóa" ở nàng mà nhiều người thắc mắc

'Khô hạn' do vấn đề nội tiết có thể dùng chất bôi trơn hoặc tăng thời gian dạo đầu.

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ ở phụ nữ?

Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ có thể trải qua tình trang đau khi sex nếu âm đạo không tiết đầy đủ dịch nhờn. Tình huống này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu người phụ nữ thả lỏng thoải mái hoặc tăng cường thời gian cho màn dạo đầu hay sử dụng dầu bôi trơn.

Đau khi quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục lứa đôi

Đau khi quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục lứa đôi

Thậm chí, tình trạng đau khi quan hệ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

Chứng co thắt âm đạo: Đây là căn bệnh khá phổ biến do tình trạng co thắt không chủ định của các cơ âm đạo, chủ yếu là do cảm giác sợ bị đau.

Viêm âm đạo: Tình trạng bệnh lý này cũng phổ biến bao gồm nhiễm trùng do nấm

Vấn đề với cổ tử cung: Trong trường hợp này đau có thể do 'cậu nhỏ' thâm nhập quá sâu bên trong hoặc do cổ tử cung bị viêm nên gây đâu trong quá trình 'tác nghiệp'.

Vấn đề với tử cung: Tình trạng đau có thể do căn bệnh u xơ cổ tử cung

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng bệnh lý do mô nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung.

Vấn đề với buồng trứng: Do u nang buồng trứng

Viêm vùng chậu (PID): Khi bị bệnh, các mô sâu bên trong bị viêm nặng và áp lực khi quan hệ sẽ gây đau đớn.

Chửa ngoài dạ con: Đây là tình trạng trứng được thụ tinh phát triển ngoài tử cung.

Thời kì mãn kinh: Thành âm đạo mất đi độ ẩm vốn có và bị khô.

Quan hệ quá sớm sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh.

Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): Bao gồm mụn cóc sinh dục herpes sinh dục cũng như các bệnh STDs khác.

Các tổn thương âm đạo: Tổn thương này bao gồm vết rách sau khi sinh em bé hoặc vết rách (tầng sinh môn) giữa âm đạo và hậu môn khi lao động.

Đau khi quan hệ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Đau khi quan hệ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Cách điều trị?

Một số phương pháp điều trị cho căn bệnh này không cần sử dụng thuốc Ví dụ, đau sau khi mới sinh con thì phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh. Hãy đảm bảo thực hiện nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Nếu âm đạo tiết không đủ dịch nhờn, hãy dùng các chế phẩm bôi trơn.

Một vài phương pháp điều trị thậm chí không cần đến bác sĩ chuyên khoa. Nếu do khô âm đọa trong thời kì mãn kinh, bệnh nhân có thể sử dụng kem estrogen hoặc các loại thuốc khác. Các nguyên nhân khác cũng có thể dùng thuốc theo toa.

Đối với trường hợp đau mà không đi kèm nguyên nhân bệnh lý, liệu pháp tình dục có thể hữu ích. Một số người cần giải quyết các vấn đề liên quan đến xung đột tình dục hoặc cảm xúc tình dục hoặc do bị lạm dụng tình dục trong quá khứ.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu chảy máu tổn thương bộ phận sinh dục kinh nguyệt không đều, tiết dịch âm đạo hoặc co cơ âm đạo không có chủ đích.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật