Liệt kê những điều chưa biết đến về dị ứng tinh dịch
Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả khi dị ứng tinh dịch
Hội chứng dị ứng tinh dịch và những điều không thể không biết
Ở Mỹ ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp bị dị ứng với tinh dịch, cả nam và nữ giới. Một số nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình khi tinh dịch xâm nhập vào máu vì một lý do nào đó (như chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng). Những người bị tình trạng dị ứng này có phản ứng với tinh dịch nói chung chứ không của riêng một cá thể nào.
Các triệu chứng của dị ứng tinh dịch thường không xảy ra ở lần tiếp xúc đầu tiên, biểu hiện khá đa dạng từ mức độ nhẹ đến rất nặng, thường gặp nhất là ngứa, rát và sưng tấy đỏ bộ phận sinh dục hoặc những vùng tiếp xúc với tinh dịch.
Một số trường hợp có biểu hiện nặng hơn như nổi ban đỏ, mày đay toàn thân khó thở sưng nề mắt môi, hầu họng hoặc thậm chí sốc phản vệ với các dấu hiệu như trụy tim mạch, thở rít, rối loạn ý thức.
Cả nam và nữ đều có khả năng dị ứng tinh dịch (Ảnh: Internet)
Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện trong vòng 20-30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Các dấu hiệu này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc những bệnh khác.
Những trường hợp nghi ngờ dị ứng với tinh dịch cần đến các cơ sở chuyên khoa dị ứng để tiến hành các test chẩn đoán trên da hoặc ngoài cơ thể.
Dị ứng tinh dịch có thể dẫn đến vô sinh tạm thời do các tế bào bạch cầu tấn công và ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với trứng của người phụ nữ Ước tính, tỷ lệ dị ứng với tinh dịch ở những cặp vợ chồng sinh sản bình thường là < 2% so với 5-25% ở các cặp bị hiếm muộn
Mặc dù khó khăn nhưng những người bị dị ứng tinh dịch vẫn có thể có con bình thường nếu được điều trị giảm mẫn cảm thành công. Đây là liệu pháp điều trị được thực hiện bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một số lượng tinh dịch tăng dần để cơ thể có thể quen dần và dung nạp được với tinh dịch.
Những người giảm mẫn cảm không thành công vẫn có thể có con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ngoài cơ thể.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể dự phòng được hoàn toàn dị ứng tinh dịch tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng như: sử dụng bao cao su để ngăn tinh dịch tiếp xúc với cơ thể hoặc sử dụng các thuốc chống dị ứng như diphenhydramine loratadine, fexofenadine… trước khi quan hệ.
Các thuốc này cũng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng cấp tính của dị ứng tinh dịch như nổi ban đỏ, mày đay, ngứa phù nề tại nơi tiếp xúc. Những trường hợp bị sốc phản vệ cần được điều trị ngay bằng adrenalin.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, nam thanh niên 28 tuổi... (Thứ Ba, 21:17:03 18/05/2021)
- 2 kiểu làm "chuyện ấy" nếu kéo dài sẽ khiến quý ông... (Thứ năm, 21:00:02 29/04/2021)
- Đang “lâm trận”, nam thanh niên 21 phải dừng cuộc, vội vã... (Thứ Ba, 21:30:07 06/04/2021)
- Chồng khiến vợ mang thai 4 tháng ngứa ngáy vùng kín chỉ vì trót... (Thứ tư, 21:30:06 09/12/2020)
- Nữ sinh Hà Nội chảy máu "vùng kín" nghiêm trọng vì cứ... (Thứ tư, 21:35:04 30/09/2020)
- Mê xem phim đen, nam thanh niên mắc phải căn bệnh khiến bạn tình... (Thứ Ba, 09:30:07 15/09/2020)
- Những dấu hiệu từ chuyện ấy cho thấy bạn nên đi bác sĩ gấp (Thứ Hai, 12:30:05 07/09/2020)
- Cô gái bị gắn biệt danh là "vùng kín đá", lấy chồng... (Thứ Ba, 17:41:09 18/08/2020)
- Có dấu hiệu này sau khi "yêu", nữ dễ mắc 5 bệnh phụ... (Thứ Hai, 11:35:07 17/08/2020)
- Giải đáp những câu hỏi thường gặp về Chlamydia (Thứ bảy, 14:05:07 01/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023