'Qua đêm' với đồng nghiệp, mắc giang mai hàng chục năm không biết

Hai vợ chồng đều khỏe mạnh, các triệu chứng của bệnh phát ra rồi lại tự biến mất nên chị không để ý. Chỉ đến khi đi mổ u xơ, thử máu các bác sĩ mới phát hiện có xoắn khuẩn giang mai.

Bị bệnh cả chục năm không biết

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Hà trú tại Bạch Mai Hà Nội đều làm cán bộ viên chức nhà nước. Tháng 3 vừa qua, chị Hà hay bị đau bụng kinh, có những ngày đến chu kỳ, chị Hà đau đến lịm đi. Chị đi khám thì được các bác sĩ cho biết bị u nang buồng trứng phải cắt bỏ.

Trong khi làm các hồ sơ bệnh án để vào mổ, các bác sĩ xét nghiệm phát hiện huyết thanh trong máu chị Hà có vi khuẩn giang mai. Lúc này, hai vợ chồng chị đều bất ngờ không biết vì sao bị mắc bệnh. Chị Hà quả quyết mình không quan hệ ngoài luồng, chồng chị cũng cam kết không quan hệ bừa bãi.

Hai vợ chồng yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ở BV Đa khoa Hà Nội và BV Phụ sản Trung ương đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Chị Hà và chồng không biết nguyên nhân lây bệnh vì đâu mặc dùcác bác sĩ tư vấn, giải thích kỹ, nhiều khả năng anh chị mắc bệnh từ nhiều năm trước chứ không phải đến nay mới phát bệnh.

Lục lại tiền sử của mình, chị Hà cho biết các triệu chứng của bệnh giang mai hầu như không có. Cách đây mười năm, chị bị phát ban nhưng tưởng do sốt vi rút nên chị không để ý. Sau đó, hai vợ chồng đều rất khỏe mạnh và không có biểu hiện sốt hay mệt mỏi nào khác.

Chồng chị Hà lúc đầu khẳng định anh ta chung thủy. Nhưng khi nghe tư vấn, anh ta thừa nhận nhiều khả năng mắc bệnh từ khi vợ sinh con thứ hai Có lần, anh mời khách Đài Loan đi ăn uống và có vui vẻ bên ngoài. Trong lúc say rượu anh quan hệ với đồng nghiệp. Anh yên tâm với nữ đồng nghiệp nên không sử dụng biện pháp phòng tránh nào. Rất có thể, hai vợ chồng chị mắc giang mai từ đó.

BS CK I Phùng Thanh Vân - bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết rất nhiều trường hợp bệnh nhân giống như chị Hà khi đến khám bệnh khác mới phát hiện ra giang mai. Bệnh giang mai không giống như lậu hay sùi mào gà nên chị em rất khó phát hiện vì triệu chứng không điển hình.

Phụ nữ bị giang mai nguy hiểm hơn nam giới

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể.

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể, ngay cả thai nhi nếu người mẹ bị giang mai khi đang có thai. Ngoài con đường lây truyền qua đường tình dục bệnh giang mai còn có thể lây qua truyền máu hoặc từ mẹ sang con qua nhau thai

phụ nữ do cấu tạo đặc biệt của vùng kín nên khả năng phát bệnh nhanh. Các triệu chứng theo giai đoạn. Ban đầu là các săng giang mai xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 2 -9 tuần và có thể tự biến mất sau 3 -6 tuần kể cả không được điều trị.

Săng giang mai là các sần gồ cao hơn bề mặt da, không gây cảm giác đau đớn, thường tập trung thành từng đám, có màu đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc. Các tổn thương da là những nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, bề mặt lở loét, có dạng oval hoặc tròn, có đường kính khoảng 1 -2cm.

Trong các tổn thương này chứa một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai, chính vì thế chỉ cần có sự tiếp xúc với dịch này, xoắn khuẩn có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh. Các vết lở loét thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn, chân tay.

Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng có biểu hiện bệnh giống như thế bởi khi mắc bệnh người bệnh vô tình sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào đó cũng có tác dụng chéo làm giảm các triệu chứng của bệnh đi nên rất khó nhận biết được bệnh. Những trường hợp này bệnh tiềm ẩn trong cơ thể và phải thử huyết thanh mới có thể xác định khuẩn xoắn.

Trường hợp của chị Hà, bác sĩ cho biết chị đang ở giai đoạn tiềm ẩn nên không có biểu hiện, thậm chí không lây nhiễm cho người ngoài. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang các triệu chứng nặng, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt mất trí nhớ tê liệt và thậm chí tử vong Những bệnh nhân mắc giang mai ở giai đoạn này xuất hiện sau một vài năm hoặc sau 20 năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.

Nói đến bệnh giang mai, bác sĩ Vân cho biết bệnh giang mai có thể có những ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ có thai, thậm chí có thể gây tử vong thai hoặc thai nhi bị giang mai bẩm sinh.

Để phòng tránh giang mai bẩm sinh cho con, người phụ nữ có thai cần được xét nghiệm, phát hiện bệnh giang mai ít nhất 2 lần: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật