Cần làm gì khi mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ?

Người phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ.

Tuy nhiên, không như các dạng ĐTĐ khác, ĐTĐ thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.

ĐTĐ thai kỳ là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai Có thể nói, ĐTĐ thai kỳ chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai

ĐTĐ thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐ thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là ĐTĐ thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2, ĐTĐ do dinh dưỡng hoặc ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Cần làm gì?

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh ĐTĐ không mang thai với 3 biện pháp chính: chế độ ăn uống tập luyện và sử dụng thuốc Việc đầu tiên, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh ĐTĐ thai kỳ Đối với ĐTĐ thai kỳ thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng đối với sức khỏe

Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu chế độ tập luyện và chế độ ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc Người bệnh ĐTĐ thai kỳ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật