Hạ đường huyết khi mang thai - cách kiểm soát hiệu quả
Hạ đường huyết khi mang thai biểu hiện như thế nào?
Khi lượng đường (glucose) trong máu quá thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết có thể kể đến như:
- Do mẹ bị tiểu đường dùng quá nhiều insulin
- Do ăn không đủ chất, bỏ bữa.
Mẹ bầu cần chú ý đến thói quen sinh hoạt để tránh bị hạ đường huyết khi mang thai
- Do hoạt động nhiều mà không cung cấp đủ năng lượng cần thiết.
- Sử dụng đồ uống có cồn.
Biểu hiện hạ đường huyết khi mang thai thường thấy như run rẩy đau đầu chóng mặt luôn đổ mồ hôi hay cảm thấy đói, da tái và tim đập nhanh. Người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu do lượng đường cung cấp năng lượng cho cơ thể không đủ. Phụ nữ khi mang thai hoặc bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị ngất xỉu hoặc động kinh trong trường hợp đường huyết bị giảm đột ngột.
Bệnh hạ đường huyết thường không phát triển trong thời gian dài mà xảy ra trong thời gian ngắn. Đối với phụ nữ hạ đường huyết khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi là điều không thể tránh khỏi do hạ đường huyết dẫn đến việc mất ý thức hoặc co giật những biểu hiện này không chỉ tác động lên người mẹ mà còn gián tiếp ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng. Vì vậy việc tìm hiểu về biểu hiện cũng như cách phòng bệnh hạ đường huyết là việc cần làm, nhất là đối với những phụ nữ đang mang thai
Hạ đường huyết có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn vậy các mẹ bầu cần làm gì?
Phụ nữ khi đang mang thai bị hạ đường huyết có ảnh hưởng đến thai nhi vô cùng xấu do những hậu quả nguy hiểm mà nó gây ra như não mất ý thức do không đủ lượng đường để hoạt động, động kinh, thậm chí là tử vong Mọi tác động của bệnh đều có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé Hơn thế nữa, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị dứt điểm thì trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị dị dạng, gặp các dị tật bẩm sinh ở tim hệ thần kinh tiết niệu, dễ bị hạ đường huyết hoặc tụt canxi
Kiểm soát đường huyết là việc làm cần thiết đối với các thai phụ
Vậy cần làm gì để điều trị cũng như hạn chế diễn tiến của hạ đường huyết? Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:
- Để nhanh chóng lấy lại lượng đường cần thiết sau khi bị hạ đường huyết bạn có thể uống viên nén glucose uống nước trái cây, hoặc ăn kẹo.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy bạn cần ăn uống điều độ, ăn các bữa nhẹ khi lượng đường quá thấp hoặc có các biểu hiện của hạ đường huyết.
- Không phớt lờ những triệu chứng của hạ đường huyết khi mang thai để thai nhi không gặp nguy hiểm.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị.
- Cần có lối sống lành mạnh không uống rượu bia chất có cồn
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:08 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:06 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:09 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:05 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:03 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:01 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:07 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:00 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:02 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:08 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023