Những triệu chứng nguy hiểm cho bà bầu cuối thai kỳ
Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn
Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Phù nề
Phù nề khi mang thai là hiện tượng phổ biến, do lượng nước trong cơ thể bà bầu tăng lên. Sự tích trữ nước sẽ khiến một số bộ phận cơ thể như ngực, tay chân bị phù nề. Càng về cuối thai kỳ, triệu chứng này sẽ càng tăng. Để tránh hiện tượng phù nề, bà bầu nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng; ngâm chân, tay vào nước ấm để giảm bớt hiện tượng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu phù nề toàn thân hoặc đã dùng nhiều phương pháp nhưng phù nề vẫn không có dấu hiệu giảm thì nên đi khám bác sĩ. Bởi phù nề quá mức có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật và nhiều bệnh khác như tim gan thận…
Khó thở, tức ngực
Khó thở và tức ngực có thể diễn ra trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, do nhu cầu oxy của cơ thể tăng đột biến. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bà bầu nên hít sâu rồi từ từ thở ra để giúp cơ thể thu nạp được nhiều oxy hơn. Còn nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ, đi kèm với triệu chứng phù nề nghiêm trọng thì bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Các cơn co thắt tử cung
Cơn co thắt tử cung sẽ bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 – 7 của thai kỳ. Những cơn co thắt sẽ tăng dần về cường độ và thời gian. Thông thường, khoảng từ 10 – 20 phút cơn co thắt lại xuất hiện một lần. Đó là hiện tượng bình thường ở bà bầu Nhưng nếu cơn co thắt quá dữ dội và kéo dài, kèm theo ra máu ở âm đạo thì bạn nên đến bệnh viện sớm. Bởi đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non hoặc sảy thai
Những cơn đau bụng
Trong những tháng cuối thai kỳ tử cung mở rộng để chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ. Do đó, áp lực với vùng bụng dưới sẽ tăng lên, làm giãn dây chằng và dẫn đến những cơn đau bụng hoặc nhói ở bên sườn. Các cơn đau thường xuất hiện khi bà bầu đứng lên hoặc ngồi xuống. Đây là những con đau bình thường, chuẩn bị cho quá trình sinh con của mẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau liên tục, kéo dài và đau dữ dội kèm theo những triệu chứng như buồn nôn sốt thì bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra.
Tụt huyết áp, chóng mặt
Khi mang bầu, hiện tượng chóng mặt tụt huyết áp là bình thường. Do khi đứng lên, ngồi xuống đột ngột, máu không kịp lưu thông dẫn đến chóng mặt. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, trọng lượng của tử cung tăng lên đáng kể gây áp lực cho tĩnh mạch chủ khiến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu tăng lên.
Nếu bà bầu bị tụt huyết áp thường xuyên, kèm theo ốm yếu mệt mỏi và buồn nôn kéo dài thì nên đến bệnh viên để kiểm tra. Rất có thể bạn đang bị thiếu sắt suy nhược cơ thể hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:07 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:03 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:02 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:07 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:04 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:09 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:04 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:04 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:04 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:04 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023