Ra huyết cửa mình thai kỳ, các mẹ nên cẩn thận rau tiền đạo!
Tập luyện trong thai kỳ thế nào cho tốt?
Mẹ bầu nào cũng bổ sung sắt nhưng nhớ tránh 4 sai lầm này kẻo vô dụng
Với nhiệm vụ trao đổi chất giữa máu mẹ và máu con, bánh rau có hình tròn, đường kính khoảng 20 - 25cm, dày khoảng 2,5 - 3cm, mỏng dần về phía bìa, nặng khoảng 500 - 600g. Hệ thống mạch máu của bánh rau được tập trung thành hai động mạch và một tĩnh mạch rốn nối liền với thai nhi được gọi là dây rau hay dây rốn có chiều dài 35 - 60cm.
Khi bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung che một phần hay kín cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo Bánh rau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh, gây khó khăn hoặc tai biến trong cuộc sinh đẻ. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.
Xuất huyết thai kỳ có thể là dấu hiệu rau tiền đạo (Ảnh minh họa: Internet)
Các triệu chứng thường thấy ở rau tiền đạo
- Trong quá trình thai kỳ thai phụ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi ở cửa mình, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại. Triệu chứng ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần và lần sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước. Nếu thai phụ đi lại nhiều, lao động nặng, giao hợp… thì dễ bị ra huyết hơn.
- Sản phụ không đau bụng hoặc đau bụng rất ít, nếu đau bụng nhiều cần cảnh giác dọa sảy thai hoặc sảy thai đẻ non.
- Khám siêu âm: Kỹ thuật siêu âm hiện đại thể hiện rất rõ tình trạng bánh rau, vị trí bám, mức độ choán cổ tử cung, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp trước và trong khi đẻ.
Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường ra máu trong kỳ mang thai cần đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường tránh nguy hại cho mẹ và thai nhi
Trong trường hợp nguy hiểm có thể sẽ phải mổ lấy thai (Ảnh minh họa: Internet)
Phân loại rau tiền đạo và hướng xử lý
- Rau bám thấp: Bám vào thân của tử cung và chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Không gây chảy máu nhưng thường gây vỡ ối sớm đa số hồi cứu khi sổ nhau.
- Rau bám bên: Phần lớn rau bám vào đoạn dưới chưa tới cổ tử cung, chảy máu nhẹ khi đẻ, có thể đẻ đường dưới bình thường.
- Rau bám mép: Bờ bánh rau tới cổ tử cung chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu vừa, cần chọn nơi đẻ có đầy đủ phương tiện cấp cứu sản khoa, có thể cho đẻ bình thường hoặc mổ lấy thai.
- Rau tiền đạo bán trung tâm không hoàn toàn: Bánh rau che lấp một phần cổ tử cung, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu nhiều. Nên mổ lấy thai khi chuyển dạ hoặc định trước khi thai đủ tuần.
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh rau che kín cổ tử cung khi cổ tử cung đã mở, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu rất nhiều. Nên chủ động mổ lấy thai khi đủ tuần, không chờ chuyển dạ
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:05 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:01 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:01 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:02 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:03 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:09 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:01 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:07 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:07 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:03 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023