Tổng quan về bệnh cao huyết áp khi mang thai mà mẹ bầu cần biết
Huyết áp được hiển thị qua 2 chỉ số: chỉ số trên (huyết áp tâm thu) là áp lực khi tim bơm máu; Chỉ số dưới (huyết áp tâm trương) là áp lực khi tim nghỉ và chứa đầy máu.
Huyết áp được đánh giá là cao nếu chỉ số trên là hơn 140 và chỉ số dưới cao hơn 90.
Thông thường huyết áp của phụ nữ giảm trong 3 tháng giữa của thai kỳ Sau đó trở lại bình thường vào cuối thai kỳ.
Nhưng ở một số phụ nữ, huyết áp tăng rất cao ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đôi khi đây được gọi là cao huyết áp thai nghén và có thể dẫn đến tiền sản giật Bạn cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và bạn có thể cần được điều trị. Thông thường, tình trạng này sẽ hết dần sau khi bạn sinh con
Một số phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính trước khi mang thai Cao huyết áp từ trước khi mang thai thường không tự khỏi sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Huyết áp tăng nhẹ có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp để chắc chắn rằng nó không tăng quá cao. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nguy cơ tiền sản giật của bạn.
Huyết áp rất cao khiến thai nhi không được nhận đủ máu và oxy. Điều này có thể hạn chế sự phát triển của trẻ hoặc khiến nhau thai bị bong sớm. Cao huyết áp cũng có thể dẫn đến thai chết lưu
Các chuyên gia không biết được chính xác nguyên nhân gây cao huyết áp trong thai kỳ.
Cao huyết áp thường không có triệu chứng. Nhưng cao huyết áp mức độ nặng đôi khi gây đau đầu và khó thở hoặc thay đổi thị lực.
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức khi bạn thấy nhức đầu hoặc đau bụng Đây là những dấu hiệu sớm của tiền sản giật
Triệu chứng
Nếu bạn bị cao huyết áp khi mang thai, có thể bạn sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường bạn cần phải kiểm tra huyết áp mới phát hiện được bệnh.
Nếu huyết áp đo được ở mức ≥149/90 được phân là cao và ≥160/110 là nghiêm trọng.
Cao huyết áp mạn tính
Một số phụ nữ bị cao huyết áp thai kỳ do họ đã mắc cao huyết áp mạn tính trước khi mang thai
Phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính thì khi mang thai thường giảm huyết áp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng trong thời gian cuối của 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, huyết áp tăng cao hơn bình thường. Sau khi sinh, huyết áp của họ vẫn ở mức cao.
Nếu không chắc chắn được huyết áp của bạn có bình thường trước khi mang thai hay không, bạn hoàn toàn có khả năng bị cao huyết áp mạn tính trước khi mang thai. Nếu vậy, huyết áp của bạn có thể vẫn ở mức cao sau khi sinh.
Cao huyết áp xuất hiện trước tuần thai thứ 20 thường là dấu hiệu của cao huyết áp mạn tính hoặc cao huyết áp nhẹ, ngắn ngày. Trong trường hợp hiếm, đó có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:05 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:00 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:05 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:01 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:08 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:01 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:07 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:06 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:10 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:03 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023