Bảo vệ trẻ như thế nào để tránh bệnh tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá rất nguy hiểm vì khả năng lây lan nhanh, gây dịch lớn và nguy cơ tử vong cao, như nhiễm vi khuẩn tả hoặc ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, cần chăm sóc, bảo vệ trẻ đúng cách để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, trước là cho bé nhà bạn, sau là cho các trẻ khác trong cộng đồng.

Tiêu chảy cấp do virut rota

Những loại vi rút như Rota, Adenovirus, Norwalkvirus… thường được nhắc đến trong danh sách nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ. Trong đó vi rút Rota là tác nhân chính của bệnh tiêu chảy  ‘thủ phạm’ gây ra những ca nhập viện và có thể gây tử vong cao ở trẻ dưới 2 tuổi. Vi rút rota lây nhiễm qua đường tiêu hoá với khả năng lây nhiễm rất cao; ước tính 1/3 số trẻ em dưới 2 tuổi bị ít nhất một đợt tiêu chảy cấp do nhiễm vi rut rota2. Thống kê tại Việt Nam cho thấy đa số các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota rơi vào trẻ khoảng từ 3 – 17 tháng tuổi3.

Vi rút Rota được thải ra theo đường tiêu hoá ở trẻ nhiễm bệnh  tồn tại trong môi trường vài giờ và trên bề mặt chất rắn như đồ chơi khoảng vài ngày, lây truyền dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn. Nếu trẻ cho tay vào miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng mang vi rút rota thì khả năng bi tiêu chảy cấp là rất cao.

Dấu hiệu của tiêu chảy cấp do vi rút rota

Khi vi rút Rota xâm nhâp vào trong tế bào ruột non  chúng không ngừng nhân lên, phá huỷ cấu trúc của ruột, làm bào mòn nhung mao ruột, gây rối loạn tiêu hoá, làm tăng xuất tiết nước 2.

Khi bị tiêu chảy cấp do vi rut rota, trẻ bị đau bụng nôn mửa nhiều và đi tiêu chảy liên tục, kéo dài 20 – 30 lần/ngày; phân toàn nước. Có trường hợp phân tự chảy ra do bị liệt cơ co thắt hậu môn. Trẻ biếng ăn thậm chí nhiều trẻ vật vã, quấy khóc, thở nhanh tiểu ít li bì, lờ đờ, mệt lả hôn mê do mất nước nặng. Đối với trẻ còn thóp, thóp sẽ lõm xuống nếu trẻ bị mất nước, khi mất nước nặng, thóp sẽ trũng sâu xuống1, 2.

Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ

Để phòng tiêu chảy cấp cho trẻ, mỗi gia đình cần duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đổ bô, quét nhà... Nên thực hiện ăn chín, uống sôi; không cho trẻ ăn hải sản sống, gỏi cá, tiết canh. Thức ăn phải tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến, bảo quản đúng cách; không ăn thức ăn thừa, ôi thiu; sử dụng nguồn nước sạch. Song song đó, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không lạm dụng kháng sinh giữ ấm cho trẻ…

Do khả năng tồn tại trong môi trường lên đến 21 ngày thì những biện pháp phòng ngừa thông thường là chưa đủ, vấn đề quan trọng hơn chính là hạn chế khả năng lây nhiễm và xâm nhập cơ thể của vi rút Rota. Để chủ động phòng bệnh tiêu chảy do vi rút rota, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo nên sử dụng vắc-xin cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm thường gặp này. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật