Bệnh cao huyết áp và tai biến: Những điều có lẽ bạn chưa biết
1. Tăng huyết áp – nguyên nhân số 1 gây tử vong và tàn tật
Theo GS.BS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ) – hai căn bệnh này là nguyên nhân số 1 thế giới gây tử vong và tàn tật. Điều này cũng đã được chứng minh bằng con số 7,1 triệu người tử vong do tăng huyết áp chỉ trong năm 2005 – theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Không chỉ dừng lại ở tim và não, tăng huyết áp còn gây ra biến chứng ở thận và mắt. Tuy nhiên, tăng huyết áp gần như không có biểu hiện và nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã nhập viện cấp cứu vì đột quỵ với những di chứng thần kinh như: liệt nửa người méo mặt, sống thực vật hoặc thậm chí tử vong.
2. Tăng huyết áp – nguyên nhân chính hình thành cục máu đông
Được xác định là 'thủ phạm' gây ra 80% các tai biến trên bệnh tăng huyết áp nhưng cục máu đông vẫn là khái niệm xa lạ với người bệnh. GS.BS Phạm Gia khải, Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho biết tăng huyết áp tạo ra áp lực lớn lên thành mạch máu làm thành mạch máu bị rạn nứt. Trong quá trình di chuyển trong lòng mạch, các thành phần như mỡ máu bạch cầu rơi xuống các vết nứt khiến các vách này bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa, mảng xơ vữa này làm hẹp thành mạch và cản trở sự di chuyển của các thành phần của máu. Ngay khi đó các sợi huyết sẽ có cơ hội gắn kết các thành phần của máu tạo thành cục máu đông cùng với mảng xơ vữa gây bít tắc mạch máu. Đây là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh tim mạch như: bệnh động mạch vành nhồi máu cơ tim nhồi máu não suy tim… Cục máu đông cũng chiếm khoảng 87% nguyên nhân tai biến mạch máu não nguyên nhân còn lại do các mạch máu não bị phình vỡ dẫn đến xuất huyết não
3. Tăng huyết áp – gây áp lực thành mạch, làm nứt, vỡ động mạch
Cùng với cục máu đông, tăng huyết áp gây áp lực lên thành mạch cũng là nguyên nhân gây ra nứt động mạch chiếm tỷ lệ khoảng 20% tai biến mạch máu não. Hiện tượng chảy máu do nứt, vỡ động mạch, có thể xảy ra ở nhiều mạch nhỏ, như hiện tượng chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu ở củng mạc, chảy máu ở võng mạc gây mờ mắt…
4. Điều trị tăng huyết áp – kiểm soát huyết áp chưa đủ
Những chuyên gia hàng đầu về tim mạch đều cho rằng, để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc của bệnh tăng huyết áp, việc kiểm soát chỉ số huyết áp phải được thực hiện đồng thời với ngăn ngừa cũng như phá tan các cục máu đông trong lòng mạch.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023