Bệnh vẩy nến là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Đặc trưng của bệnh vảy nến là những vùng da có biểu hiện khác thường. Những vùng da này thường có màu đỏ, ngứa ngáy hoặc đóng vảy. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện khu trú hoặc lan tỏa khắp cơ thể.

Bệnh có thể xuất hiện một chỗ hoặc khắp cơ thể

Bệnh có thể xuất hiện một chỗ hoặc khắp cơ thể

Trong thời gian bị bệnh, nếu da tiếp tục chịu những tổn thương sẽ gây ra sự thay đổi các lớp cấu tạo da như lớp sừng, lớp biểu bì...

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.

Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em vẩy nến thể giọt người ta phân ra được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.

Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.

Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid

Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).

Nguyên nhân gây bệnh do di truyền, stress, nhiễm khuẩn

Nguyên nhân do di truyền, stress, nhiễm khuẩn 

Các loại bệnh vẩy nến

- Vảy nến thể mảng (vảy nến Plaque) còn được gọi là vảy nến vulgaris, chiếm khoảng 85% - 90% các trường hợp bị vảy nến. 

- Vảy nến thể giọt (Vảy nến Guttate): những tổn thương có dạng chấm nhỏ.

- Vảy nến thể mủ (Vảy nến pustular): có những mụn nước chứa mủ trên da.

- Vảy nến thể uốn (Vảy nến inverse): hình thành những đốm đỏ ở các nếp gấp da.

- Vảy nến thể đỏ da toàn thân (Vẩy nến Erythrodermic): Đây có thể coi là biến chứng của những loại vẩy nến trên. Bệnh xảy ra khi các vùng tổn thương lan rộng.

Điều trị bệnh vảy nến

Điều trị tại chỗ

Sử dụng thuốc có chứa các chất kháng viêm ức chế miễn dịch Khi lựa chọn phương pháp hỗ trợ chữa bệnh vẩy nến bằng phương pháp này, bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin d để có được hiệu quả cao nhất.

Giữ ẩm và làm mềm da: Sử dụng những chất như dầu dừa dầu khoáng... sẽ giúp loại bỏ vảy ở vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng thêm các loại thuốc mỡ bôi ngoài da để chống viêm, thu hẹp vùng da bị ảnh hưởng.

Điều trị tại chỗ bằng cách giữ ẩm và làm mềm da

Điều trị tại chỗ bằng cách giữ ẩm và làm mềm da

Điều trị toàn thân

Dùng các thuốc như vitamin A axit, Methotrexate, Cyclosporin... Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu rối loạn chức năng gan thận Trị liệu bằng ánh sáng có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) hoặc phương pháp PUVA đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau.

Phương pháp sinh học (Biotherapy): trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept alefacept efalizumab

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật