BS Nguyễn Thị Hòa: Thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du

Mộng du là tình trạng đi lại không ý thức trong giấc ngủ.

BS Nguyễn Thị Hòa

BS Nguyễn Thị Hòa

Mộng du là một loại rối loạn giấc ngủ người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường là trẻ em ngay cả trẻ em mới biết đi, hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.

Người ta cho rằng tình trạng lo âu mệt mỏi mất ngủ hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.

Về cách khắc phục khi bị mộng du, BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa cho biết:

'Đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.

Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp.

Giúp trẻ tránh mệt mỏi kiệt sức vì mệt mỏi thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du.

Nếu trẻ thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.'

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật