Căn bệnh đái tháo đường - kẻ giết người thầm lặng tại Việt Nam

Thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á và nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.

Cắt bỏ chi vì biến chứng đái tháo đường

Các biến chứng của bệnh có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biến chứng mạn tính nguy hiểm là tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim tai biến mạch não, tắc động mạch chi mù lòa suy thận biến chứng thần kinh liệt dương các biến chứng nhiễm trùng như lao nhiễm khuẩn huyết Đặc biệt, ĐTĐ còn có bệnh lý bàn chân - nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi.

Khác với người bình thường, vết loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu. Đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu làm giảm hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn Do vậy, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Đặc biệt, các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bàn chân nhưng phải cắt cụt đến trên đầu gối.

ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới.

Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao trên 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7. Con số thống kê năm 2011 cho hay, trên thế giới có 4.6 triệu bệnh nhân tử vong do căn bệnh này.

Theo nghiên cứu tiến hành tại Nhật, 80% ĐTĐ mới mắc thuộc typ2, chủ yếu ở nhóm trẻ 13-15 tuổi.

Tại Việt Nam, tình trạng đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt, lứa tuổi mắc đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. Khoa nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, từng tiếp nhận phát hiện chẩn đoán cho một số cháu từ 10-15 tuổi bị ĐTĐ typ2.

Theo các chuyên gia y tế sự gia tăng này là do thay đổi thói quen ăn uống tăng thức ăn nhanh, giàu năng lượng, chất béo, các loại nước ngọt có đường, ít chất xơ lối sống tĩnh, ít vận động và sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở người trẻ, tăng stress trong cuộc sống

Đáng lo ngại, đa số bệnh nhân ĐTĐ không có triệu chứng trên lâm sàng nên thường được phát hiện muộn khi đã xuất hiện các biến chứng như nhồi máu cơ tim tai biến mạch não, loét bàn chân, bệnh võng mạc

11 dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu , hoặc sau khi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu.

2. Thường có cảm giác khát và khô miệng uống nhiều nước mát

3. Sút cân

4. Mệt mỏi nhiều

5. Hay bị nhiễm trùng như mụn, nhọt hậu bối, nhiễm nấm candida lao phổi

6. Giảm thị lực, nhìn mờ

7. Chậm liền vết thương hoặc để lại vết thâm tím trên da

8. Cảm giác tê bì, nóng rát hoặc như kim châm ở 2 chân.

9. Chân răng lung lay

10. Nhiều nam giới có biểu hiện giảm ham muốn liệt dương

11. Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh có cảm giác đói do rối loạn tiết insulin

12. Trên da có mảng tăng sắc tố ở vùng cổ, nách, bẹn (chứng gai đen).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật