Cao huyết áp là gì? Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp?

Cao huyết áp là gì là câu hỏi luôn được mọi người tìm kiếm rất nhiều, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó. Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng, người bệnh được chẩn đoán tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc không biểu hiện triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng đã âm thầm diễn ra mà mọi người vẫn còn chưa hay biết gì. Chẩn đoán cao huyết áp không khó nhưng vì chúng ta chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nên tỷ lệ bệnh bị bỏ sót chẩn đoán trong cộng đồng khá cao. 

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:

Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát;

Cao huyết áp là gì? Cao huyết áp có 4 loại chính

Cao huyết áp là gì? Cao huyết áp có 4 loại chính

Tăng huyết áp thứ phát;

Cao tăng huyết áp tâm thu;

Tiền sản giật hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp là gì?

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi đau đầu có thể xảy ra.

Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam đau đầu hoặc chóng mặt Bởi vì cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị cao huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.

Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp là gì?

Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:

Suy tim Suy tim là một tình trạng mà trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn;

Phình bóc tách động mạch Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn. Khi bị phình bóc tách động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng;

Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;

Cao huyết áp có thể gây biến chứng suy thận

Cao huyết áp có thể gây biến chứng suy thận

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim đột quỵ suy thận hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;

Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa

Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp?

Tiếp tục làm rõ cho câu hỏi: Cao huyết áp là gì? hãy cùng tìm hiểu những chuẩn đoán để phát hiện bệnh cao huyết áp. Bác sĩ của bạn sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng máy đo huyết áp bao gồm một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử) và băng quấn đo huyết áp.

Để chuẩn bị cho kiểm tra huyết áp, bạn nên:

Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những việc này có thể gây ra tăng huyết áp trong ngắn hạn.

Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Bàng quang đầy nước có thể thay đổi huyết áp của bạn.

Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra. Sự di chuyển có thể gây tăng huyết áp trong ngắn hạn.

Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật