Điều trị đau vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền có tốt không là thắc mắc của không ít người bệnh. Bởi những năm gần đây, mặc dù chữa bằng Tây y với hệ thống trang thiết bị, máy móc tân tiến nhưng một bộ phận không nhỏ người bệnh vẫn trung thành với cách chữa bằng y học cổ truyền. Nguyên nhân là do đâu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề trên.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Được biết, Y học cổ truyền (tên gọi khác là đông y) là nền y học được xây dựng dựa trên nền tàng điều chỉnh Âm - Dương, vận động Ngũ Hàng để cân bằng, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo Đông y đau vai gáy thuộc chứng kiên tý do phong hàn xâm phạm khiến đường kinh lạc bị ứ trệ, cơ, dây chằng giãn quá sức gây đau và hạn chế vận động cổ, vai.

Người bị đau vai gáy chữa bệnh bằng y học cổ truyền bởi một số lý do vì:

- Cách chữa này đơn giản, tiện lợi.

- An toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ hơn so với việc dùng thuốc tây y

Điều trị đau vai gáy theo đông y đang được nhiều người lựa chọn

Điều trị đau vai gáy theo đông y đang được nhiều người lựa chọn

- Không gây tích tụ độc tính khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.

- Chữa bệnh từ sâu bên trong cơ thể, hạn chế tình trạng táo phát

- Phục hồi cơ thể nhanh

- Chi phí thấp

Cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền đơn giản

- Dùng thuốc: Tùy theo thể bệnh cơ địa của từng người, thầy thuốc sẽ bốc thuốc theo đơn cho mỗi trường hợp. Thuốc Đông y chủ yếu là rễ, thân, lá của cây cỏ trong tự nhiên được lấy về, sao vàng và chế làm thuốc. Dược tính của thuốc Đông y được đánh giá là an toàn, lành tính.

Các vị thuốc đông y điều trị đau vai gáy cũng rất đa dạng
Các vị thuốc đông y điều trị đau vai gáy cũng rất đa dạng

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền thông qua thuốc đông y Người bệnh dùng thuốc Đông y chữa đau vai gáy có thể thông qua bài thuốc:

- Nguyên liệu: Độc hoạt 16g, tang ký sinh 16g cát căn 16g lá lốt 16g, trinh nữ 16g, phòng phong 16g, huyết đằng 16g, kinh giới 16g, lá đơn đại hoàng 16g, củ đợi 12g cẩu tích 12g cam thảo 12g, tang chi 12g thiên niên kiện 10g đỗ trọng 10g, tần giao 10g quế chi 8g.

- Cách dùng: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lấy thuốc uống 1 thang/ngày, chia làm 3 lần lúc sáng, trưa, tối.

- Xoa bóp, bấm huyệt: Là cách tác động cơ học bằng tay hoặc dụng cụ (que lăn, búa gõ...) lên vùng da thịt, huyệt đạo, gân khớp của người bệnh nhằm giúp khí huyết lưu thông, cân bằng khí bên trong và bên ngoài. Cách làm này chỉ nên được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn, trong quá trình chữa trị, người bệnh không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá

- Châm cứu: Châm cứu là cách điều trị đau vai gáy thầy thuốc dùng kim châm vào những huyệt đạo trên cơ thể để điều hòa hoạt động của các dây thần kinh từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa giảm đau cơ bắp, tiêu sưng. Dựa vào từng thể đau vai gáy tên và số lượng huyệt đạo trong mỗi lần châm cứu có thể khác nhau.

Tuy nhiên, lương y khuyến cáo, cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền muốn hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của người bệnh, mức độ bệnh lý và cách dùng thuốc của người bệnh. Vì thế, khi áp dụng chữa trị bằng cách làm này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chỉ định của thầy thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật