Giao mùa, đề phòng lây nhiễm sốt vi-rút tránh biến chứng

Sốt vi-rút thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Căn bệnh này lây qua con đường nào?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, sốt vi-rút là bệnh dễ lây. Vi-rút có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp tiêu hóa có thể gây thành dịch, nhất là trong gia đình và trường học.

Vì thế khi người lớn bị sốt, không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ. Còn khi trẻ bị sốt, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác.

'Khi bị sốt vi-rút, người bệnh cần phải cẩn thận để tránh lây bệnh cho người khác bằng cách không dùng chung chén, thìa, đĩa với một người khỏe mạnh. Bỏ khăn giấy đã dùng và rửa tay thường xuyên để mau khỏi bệnh', chuyên gia khuyến cáo.

Sốt vi-rút là bệnh dễ lây qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa: internet)

Sốt vi-rút là bệnh dễ lây qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa: internet)

Cách phòng tránh sốt vi-rút

Theo PGS Dũng, để phòng tránh sốt vi-rút, chúng ta cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó, lưu ý, bổ sung các vitamin từ hoa quả Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Chú ý vệ sinh cá nhân, môi trường nơi ở và xung quanh sạch sẽ.

Nếu có triệu chứng sốt do vi-rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

Các bước theo dõi bệnh nhân sốt vi-rút

Trong nhiều trường hợp người bệnh sốt vi-rút có thể chăm sóc tại nhà. Khi đó, người nhà phải đảm bảo các bước sau:

- Cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của bệnh nhân.

- Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mặc quần áo thông thoáng

- Cho bệnh nhân uống Oresol để bù nước theo chỉ dẫn. Với trẻ, lưu ý cho trẻ uống từ từ để tránh nôn.

- Cho người bệnh ăn uống đủ chất

Đối với trẻ bị sốt cần cấp cứu tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng.

- Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầuco giật tăng dần.

- Buồn nôn nôn khan nhiều lần.

Không tùy tiện truyền nước

Về điều này, PGS Dũng cho hay, vi-rút không phải là một tế bào sống chúng sống dựa vào tế bào của cơ thể. Khi vi-rút xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra chất loại bỏ vi-rút.

Do đó, nguyên tắc cơ bản chữa cảm, sốt là nghỉ ngơi, ăn uống tốt bổ sung vitamin C, uống paracetamol theo cân nặng sức đề kháng cơ thể mạnh lên thì vi-rút càng bị thải loại khỏi cơ thể nhanh.

'Chưa có bằng chứng khoa học về một loại thuốc nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch' - PGS Dũng khẳng định. Theo đó, những trường hợp bị sốt, tiếp nước, đỡ ngay chỉ sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bệnh hết sốt là nhờ tác dụng của thuốc hạ sốt chứ không phải nước truyền.

Ông cho biết, trong nhiều trường hợp trẻ bị sốt, không đơn giản là chỉ do vi-rút cúm mà có khi là biểu hiện tình trạng bệnh lý khác, nên phải cẩn trọng trong quyết định có truyền dịch hay không. Bệnh nhi bị viêm não - màng não, cơ chế chọn dịch truyền sẽ khác hẳn.

Nguyên tắc là không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não bệnh nặng thêm. Bệnh nhi viêm phổi thì việc chỉ định truyền dịch càng phải nghiêm ngặt hơn. Đại bộ phận bệnh viêm phổi không được truyền dịch vì dịch truyền sẽ làm tăng gánh nặng cho phổi tim

Trong trường hợp trẻ bị mất nước tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật