Ngộ độc thực phẩm, khi nào nhất định phải tới bác sĩ

Cuối tuần thường là thời điểm để bạn bè tụ tập ăn uống. Dù ăn ở đâu thì bạn cũng đều có nguy cơ bị ngộ độc thức ăn.

Đa phần mọi người chỉ bị ngộ độc ở mức độ nhẹ, có thể tự điều trị ở nhà. Nhưng khi nào thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị, tránh những nguy hiểm với cơ thể và sức khỏe?

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Các phản ứng của ngộ độc thực phẩm thường phát sinh trong vòng 2 đến 6 giờ sau khi bạn tiêu thụ của các thực phẩm bị ô nhiễm, các chuyên gia y tế của Việt y khoa quốc gia Hoa Kỳ cho biết.

Buồn nôn: Khi vi khuẩn độc hại vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa hệ thống miễn dịch sẽ ứng phó lại bằng triệu chứng buồn nônnôn mửa để trục xuất chất độc từ cơ thể ra ngoài. Tùy thuộc vào loại độc tố và số lượng thực phẩm bạn ăn mà những tác dụng phụ của chứng buồn nôn và nôn mửa có thể từ nhẹ đến nặng.

Thông thường, những triệu chứng này thường phát sinh vào khoảng 12 đến 48 giờ sau khi ăn những thực phẩm bị ngộ độc. Nếu những tác dụng phụ vẫn tồn tại lâu hơn 48 giờ, hãy liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc sớm.

Tiêu chảy: là một trong những triệu chứng của ngộ độc thức ăn Bạn cũng có thể sẽ bị đầy hơi và khó chịu. Tiêu chảy có thể cũng gây mất nước nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu bị mất quá nhiều nước do tiêu chảy bạn sẽ bị đau đầu mệt mỏi hoặc khát nước

Sốt cao: Tăng nhiệt độ cơ thể cũng là một cách cơ thể bảo vệ chính mình nhằm ngăn chặn vi khuẩn hoặc vi-rút lây lan khắp cơ thể của bạn.

Ăn uống không vệ sinh rất dễ bị ngộ độc thực phẩm

Ăn uống không vệ sinh rất dễ bị ngộ độc thực phẩm

Nhức đầu: nhức đầu thường ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, cũng có thể ở mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng thường được đi kèm với các tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn mửa tiêu chảy hoặc sốt. Uống một lượng nhỏ chất lỏng trong khi đang bị ngộ độc thực phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng nhức đầu ở một số người.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Thực hiện một cuộc hẹn với bác sĩ nếu:

- Bị tiêu chảy nặng kéo dài hơn 3 ngày.

- Tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 3 ngày.

- Thấy máu trong phân.

- Đang dùng thuốc lợi tiểu và đã bị tiêu chảy buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Bị cơn sốt cao trên 39 độ.

Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu:

- Phân màu đen hoặc bạn nhìn thấy rất nhiều máu trong phân.

- Bị nôn ra máu

- Gặp khó khăn khi thở.

- Bị đau bụng nặng hoặc dạ dày khó chịu

- Bị hoa mắt khi nhìn hoặc gặp sự cố khi di chuyển

- Có các triệu chứng nghiêm trọng của chứng mất nước

- Cảm thấy nuốt khó

- Bị ngộ độc thực phẩm từ việc ăn nấm hay sò, ốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật