Phác đồ điều trị loãng xương dựa vào các triệu chứng của bệnh

Loãng xương là một rối loạn chuyến hóa của bộ xương ảnh hưởng sức mạnh của xương và đưa đến tăng nguy cơ gãy xương Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng chất) và chất lượng của xương (thể tích xương, vi cấu trúc của xương, chu chuyển xương). Để điều trị bệnh loãng xương hiệu quả, đầu tiên cần biết chắc chắn mình có bị loãng xương không, nó là loãng xương nguyên phát hay loãng xương thứ phát và tình trạng bệnh đang ở mức độ nào. Đương nhiên để có được kết luận chính xác đó, việc chuẩn đoán cũng đòi hỏi có cả một phác đồ rõ ràng, lần lượt. Từ trước đến nay, phác đồ điều trị loãng xương được dựa trên triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng.

Phác đồ điều trị loãng xương

Chẩn đoán loãng xương qua triệu chứng lâm sàng



Thường thì chuẩn đoán theo cách này sẽ chỉ dựa vào triệu chứng loãng xương biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh như đau xương đau lưng cấp và mạn tính cột sống bị biến dạng xương, gãy lún đốt sống làm giảm chiều cao hay dấu hiệu sớm là tê buồn chân tay trong ống xương, cảm giác bứt dứt, khó chịu như có kiến bò. Lúc này khối lượng xương đã giảm mất 30% rồi.

Phác đồ điều trị loãng xương giúp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả

Phác đồ điều trị loãng xương giúp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả

- Xquang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày thân xương (khiến ống tủy rộng ra).

- Đo khối lượng xương bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép ở các vị trí trung tâm như xương vùng hông hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.

- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay...) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm...) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.

Điều trị loãng xương

Dựa vào phác đồ chuẩn đoán bệnh loãng xương, các chuyên gia đã đưa ra phác đồ điều trị loãng xương cụ thể. Nếu đã bị loãng xương thì buộc phải lựa chọn thuốc chữa bệnh loãng xương này theo phác đồ cụ thể:

- Đó là các thuốc chống hủy xương như Raloxifen, Tibolone (liệu pháp tương tự như hoocmon cho bệnh loãng xương hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh), Calcitonine, Bisphosphonates... công dụng chính của các thuốc này là làm giảm hoạt tính tế bào huỷ xương được bào chế dưới dạng uống, dạng tiêm.

- Bên cạnh đó, để điều trị loãng xương hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn các thuốc tăng tạo xương như Strotium ranelate; Parathyroid hormon được bào chế dưới dạng uống là chủ yếu.

Điều trị loãng xương cần kết hợp các bài tập vận động và dùng thuốc

Điều trị loãng xương cần kết hợp các bài tập vận động và dùng thuốc



- Khi phát hiện ra mình bị loãng xương, thường thì đa số bệnh nhân đều xảy ra hiện tượng đau đớn, vì thế trong phác đồ điều trị loãng xương sẽ cần dùng tới những liều thuốc giảm đau đơn thuần hoặc các thuốc kháng viêm giảm đau khác.

- Đối với phác đồ điều trị bằng thuốc, một yêu cầu bắt buộc là người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn và phác đồ chuẩn đoán, điều trị loãng xương.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, chống chỉ định nên điều trị loãng xương thường khó khăn, tốn kém và điều trị kéo dài 4-5 năm, kết quả vẫn không như mong muốn. Vì vậy, nhiều người lại thiên về phương pháp dự phòng loãng xương nhiều hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật