Triệu chứng loãng xương và những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Loãng xương là một bệnh lý nguy hiểm nhưng không dễ nhận biết sớm và điều trị. Bệnh loãng xương khiến cho xương yếu, xốp và dễ gãy cho dù chỉ bị tác động nhẹ. Tình trạng loãng xương diễn biến âm thầm và hầu như chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng. Vậy làm cách nào để nhận biết các triệu chứng loãng xương từ giai đoạn sớm để điều trị kịp thời ?

Triệu chứng loãng xương

Bệnh loãng xương ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể và diễn biến âm thầm. Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý bạn nếu nhận thấy các biểu hiện dưới đây cần đi khám ngay:

- Đau xương: Các cơn đau nhức đầu xương như bị châm chích toàn thân, xuất hiện chủ yếu ở những vùng xương chịu gánh nặng nâng đỡ cơ thể như cột sống thắt lưng xương chậu đầu gối. Có cả các cơn đau nhức dọc xương dài. Cơn đau có thể âm ỉ tự phát hoặc đau nhiều khi bị chấn thương. Nhiều trường hợp bị đau nhiều khi đi lại, vận động, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ và cơn đau chỉ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

- Đau cột sống: Các cơn đau xuất hiện ở vùng thắt ngang cột sống, nhiều trường hợp bị đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, đau dọc vùng đùi đau thần kinh tọa Đau cột sống thường kèm theo các cơn co cứng cơ dọc cột sống co giật cơ. Triệu chứng loãng xương với các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào và đau tăng lên kể cả khi người bệnh ho hắt hơi cười hoặc khóc to...

Đau thần kinh cột sống là triệu chứng loãng xương cần đề phòng

Đau thần kinh cột sống là triệu chứng loãng xương cần đề phòng

- Cột sống bị biến dạng: Đường cong cột sống bị biến dạng so với bình thường. Triệu chứng này thấy rõ ở người già như lưng bị gù, còng lưng, vẹo, giảm chiều cao một chút so với trước. Nguyên nhân là do bị loãng xương khiến cho cột sống bị lún và xẹp xuống.

– Cơ cột sống bị co cứng chuột rút nhất là khi bị đau nhiều: Ngoài các triệu chứng loãng xương nêu trên, người bệnh bị loãng xương còn có các dấu hiệu toàn thân khác như ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi

Bệnh loãng xương được xác định không chỉ gặp phải ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên mà còn phổ biến ở người trẻ do nhiều nguyên nhân loãng xương khác nhau. Để ngăn chặn và điều trị bệnh kịp thời, người bệnh cần chú ý tới các dấu hiệu loãng xương nêu trên để đi khám và chẩn đoán kịp thời tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.

Bệnh loãng xương đang ngày càng trẻ hóa

Bệnh loãng xương đang ngày càng trẻ hóa

Biến chứng của loãng xương

- Hội chứng kích thích rễ thần kinh: có thể đau dọc theo dây thần kinh liên sườn thần kinh tọa nhưng không bao giờ gây hội chứng ép tủy.

- Xẹp đốt sống: đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống tiếp tục xẹp nặng thêm. Đau xuất hiện tự nhiên hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng loãng xương chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm một cách rõ rệt khi nằm và giảm dầu rồi biến mất trong vài tuần. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu đau cột sống.

- Rối loạn tư thế cột sống: khi xẹp nhiều đốt sống, cột sống thường bị biến dạng, điển hình nhất là gù lưng cong cột sống lưng, thắt lưng. Bệnh nhân bị giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn 10 – 12 cọ sát vào cánh chậu.

- Gãy xương: tự nhiên gãy xương hoặc va chạm nhẹ cũng gãy, các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật