Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch thực quản không phải ai cũng biết

Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng, trừ khi bị chảy máu. Biểu hiện lâm sàng của giãn tĩnh mạch thực quản là nôn ra máu (ít hoặc ồ ạt). Những biểu hiện này xuất hiện khi tĩnh mạch đã bị giãn ở mức cực đại, gây thủng hoặc vỡ tĩnh mạch làm chảy máu. Kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản thì người bệnh thường nôn ra máu hoặc phân có máu. Có shock trong trường hợp nghiêm trọng.

Có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa mức độ đáp ứng của người bệnh...

Chiến lược điều trị cần ưu tiên phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại bằng việc điều trị làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su...

Dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch thực quản hữu hiệu nhất là tiêm phòng các bệnh viêm gan chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh. Đối với người có nguy cơ cao như mắc bệnh gan cần khám thường xuyên để có biện pháp dự phòng biến chứng và giữ gan khỏe mạnh.

Đối với người khỏe mạnh, cần giảm nguy cơ viêm gan: bảo vệ bản thân bằng cách tiêm vaccin phòng viêm gan và sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục tránh lây nhiễm virut viêm gan B.

Ðối với người mắc bệnh gan ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ, cần có chế độ sinh hoạt khoa học: không uống rượu chọn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái câyrau quả; chọn toàn bộ ngũ cốc và các nguồn protein nạc; giảm lượng thức ăn béo và chiên; duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý; cẩn thận khi dùng hóa chất trong sinh hoạt như hóa chất gia dụng thuốc xịt côn trùng... Ðặc biệt, bệnh nhân xơ gan cần thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan - mật định kỳ. Trường hợp có nguy cơ cao, cần đến cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật