Sỏi mật: Điều trị bệnh hiệu quả bằng cách nào? - Có thể bạn chưa biết

Sỏi đường mật chỉ tình trạng có tồn tại sỏi trong lòng đường mật, có thể là đường mật trong gan hoặc đường mật ngoài gan.

Sỏi mật đứng hàng thứ 2 trong các bệnh về gan mật, ở Việt Nam. Sỏi đường mật lớn chiếm 95% sỏi túi mật chiếm 4-5%, trong khi đó tại các nước Âu Mỹ sỏi túi mật chiếm tỷ lệ cao đến 90%.

Sỏi mật gồm 3 loại chính là sỏi cholesterol sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp. Người ta nhận thấy quá thừa cholesterol có liên quan đến sự hình thành sỏi mật người béo chế độ ăn giàu calo một số thuốc như Ostrrogen, clofibrat làm tăng tổng hợp cholesterol và dễ sinh ra muối mật

Bên cạnh đó trứng giun và xác giun ở đường mật là yếu tố thuận lợi để cho canxi và sắc tổ mật bám vào, tạo nên sỏi mật.

Ngoài ra, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội còn cho biết: 'Đối với những người từng bị sỏi mật đã qua phẫu thuật thì cần dùng thuốc điều trị và kết hợp chế độ sinh hoạt để dự phòng sỏi tái phát.

Thuốc điều trị làm tan sỏi mật có chỉ định khi viên sỏi nhỏ dưới 2 cm chưa bị can xi hoá túi mật còn tốt, bệnh nhân không phẫu thuật được và đề phòng tái phát sau phẫu thuật:

Thuốc: Chenodesoxycholic (Biệt dược là Chenodex viên 250 mg hoặc Chenar viên 200mg.. Liều dùng 12-15mg/kg/ngày, dùng liên tục từ 6 tháng tới 3 năm, kết quả khỏi bệnh 50 -70% (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại.). Ursodesoxycholic (Biệt dược Ursoval viên 200mg, Delursan viên 250mg ... Liều dùng 8-12mg/kg/ngày, dùng liên tục 6 tháng tới 3 năm cho kết quả khỏi 70-80%.

Các thuốc trên có biến chứng ỉa chảy, tăng men gan nhưng ít gặp. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm đông dược để hỗ trợ điều trị sỏi mật như 'Soma - di' dùng hỗ trợ điều trị sỏi mật và phòng tránh sỏi tái phát sau mổ. Bên cạnh đó, người bệnh cần giảm cân áp dụng chế độ ăn giảm cholesterol '

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật