Triệu chứng của loãng xương thường biểu hiện như thế nào?

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, cho nên rất khó phát hiện. Bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi đã trở nặng hoặc có biến chứng gãy xương  Quá trình loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần đi các khoáng chất của bộ xương. Vậy triệu chứng của loãng xương biểu hiện như thế nào để chúng ta sớm có thể nhận biết được bệnh?

Triệu chứng của loãng xương

Lúc đầu, người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng như đau, nhức, mỏi không cố định, có khi mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương,...

Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nêu trên sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối.

Các triệu chứng của loãng xương thường biểu hiện ở sự đau nhức các khớp

Các triệu chứng của loãng xương thường biểu hiện ở sự đau nhức các khớp

Như đã biết loãng xương thường có mối liên hệ với thoái hóa khớp đây cũng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa khớp nặng thêm, và quá trình này cũng làm cho bệnh loãng xương nặng nề hơn.

- Đau xương: Đau nhức các đầu xương. Đau nhức, mỏi dọc các xương dài. Đau nhức như châm chích toàn thân. Thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng xương chậu xương hông, đầu gối) đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

- Đau cột sống đau như thắt ngang cột sống: Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế là  triệu chứng của loãng xương. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.

- Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ (bởi loãng xương làm cho các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

- Gãy xương: cổ tay, xương hông, cổ xương đùi do giảm mật độ xương làm xương dễ gãy

- Khi đau nhiều các cơ cạnh cột sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ.

- Triệu chứng toàn thân thường gặp là hay bị chuột rút vọp bẻ, thường ra mồ hôi đầy bụng chậm tiêu nặng ngực khó thở

- Thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp cao huyết áp vữa xơ mạch máu…).

- Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ (ngã, đi xe đường quá sóc…), có thể xuất hiện từ từ tăng dần.

Khi các triệu chứng của loãng xương lâm sàng đã trở nên rõ ràng nêu trên thì khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm khoảng 30% trở lên. Lúc này, nếu chụp X-quang thì trên phim thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như: xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng, lún xẹp hoặc gãy lún.

Loãng xương hiếm khi gây ra dấu hiệu hay triệu chứng cho đến khi bệnh nặng, do vậy những trường hợp sau đây được khuyến cáo kiểm tra mật độ xương:

Phụ nữ già hơn 65 tuổi hoặc đàn ông lớn hơn tuổi 70, bất kể yếu tố nguy cơ.

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương nhất

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương nhất

- Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao.



- Đàn ông từ 50 - 70 tuổi, có ít nhất một yếu tố nguy cơ loãng xương.

- Lớn hơn tuổi 50 với lịch sử gãy xương
 
- Người phải uống thuốc chẳng hạn như prednisone chất ức chế aromatase hoặc thuốc chống động kinh, có liên quan đến loãng xương.

- phụ nữ sau mãn kinh vừa mới ngừng điều trị hoóc môn.

- Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật