Viêm màng não do mô cầu, nguy cơ tử vong cao, chớ nên coi thường
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Dù điều trị đúng thì tỷ lệ này vẫn còn từ 5-10%.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não do mô cầu viêm màng não mô cầu) thường gặp ở trẻ nhỏ và người già nhưng cũng có thể mắc ở thanh niên và người lớn.
Đây là bệnh nhiễm trùng ở màng não (viêm màng não mủ) nhưng có những đặc điểm khác biệt nên được tách thành một bệnh riêng, được gọi là bệnh viêm màng não do mô cầu.
Bệnh viêm màng não khó nhận biết
Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitides) xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng gây viêm họng Sau thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày (thường 3-4 ngày), bệnh nhân đột ngột sốt cao, có hội chứng màng não như đau đầu buồn nôn nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, li bì mê sảng co giật…, hội chứng nhiễm khuẩn hoặc sốc nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao trên da.
Xét nghiệm dịch não tủy thấy vi khuẩn não mô cầu hình hạt cà phê.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi trùng hoặc viêm màng não do các vi khuẩn khác. Nhiễm não mô cầu có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng hoặc di chứng nặng nề chỉ trong vòng 24 giờ.
Dấu hiệu ban xuất huyết trên da do vi trùng phát triển cực nhanh, theo mạch máu lan đến cuối tiểu động mạch và làm hủy các mô, kể cả da, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, mắt, và cơ quan nội tạng Trên da xuất hiện vết bầm tím ửng đỏ, hoặc hoại tử (ban màu tím, thâm đen, hơi lõm xuống).
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm màng não do mô cầu
Lây trực tiếp từ người sang người
Bệnh lây truyền theo đường hô hấp trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng).
Vì thế bệnh có khả năng gây thành dịch.
Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn Đối với người bệnh, khả năng lây truyền là từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Bệnh nhân đang điều trị viêm màng não mô cầu ít có khả năng lây bệnh (vì vi khuẩn không còn ở ngoài mũi họng nữa)
Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ chứa mầm bệnh có trong không khí do bệnh nhân ho và hắt hơi tạo ra. Nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi (trực tiếp hít phải dịch tiết của người bệnh).
Thời gian ủ bệnh có thể rất nhanh (1 ngày), hoặc kéo dài (10 ngày).
Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%. Tỷ lệ này cao hơn tại khu vực ổ dịch.
Tỷ lệ tử vong, biến chứng cao
Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, khoảng 50% nếu không được điều trị đúng. Cho dù điều trị sớm, đúng và đủ thuốc thì tỉ lệ tử vong vẫn còn từ 5% đến 10%.
Khoảng 10% – 15% số trường hợp qua khỏi những vẫn phải chịu những di chứng nặng nề như rối loạn tâm thần chậm phát triển tinh thần điếc, liệt, động kinh, cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân…
Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.
Bệnh có thể biến chứng sang nhiễm trùng huyết viêm phổi khớp xương (viêm khớp), suy tuyến thượng thận…
Phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu
- Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu (Meningococal meningitis): có 3 loại vắc-xin được sử dụng rộng rãi. Vắc-xin được tiêm cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch. Không tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi.
Một mũi vắc-xin có khả năng ngừa bệnh trong vòng 3 năm. Hiện nay chưa có loại vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp B, vắc-xin không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Khi có các biểu hiện như sốt đau họng cổ cứng, xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen), nôn đau đầu dữ dội… cần đến ngay cơ sở y tế.
- Thông báo cho địa phương, những bệnh viện nơi bệnh nhân đến khám để có cách dự phòng cho người đã tiếp xúc với bệnh nhân. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và chẩn đoán xác định kịp thời, điều trị thuốc đặc hiệu.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023