Cách chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ mắc bệnh sởi để tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

Có rất nhiều cách để ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh sởi cho trẻ, đồng thời cũng có rất nhiều cách để chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trẻ bị sởi. Có rất nhiều cách chăm sóc cho trẻ, cụ thể:

- Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô cá chép cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn cá diếc sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó thịt gà vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng cà rốt củ cải táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn tiêu chảyđi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh chỉ nên dùng B1 vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Lưu ý: Nếu trẻ sốt cao liên tục khó thở tiêu chảy mất nước ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi tiêu hóa mắt... thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ ở nhà

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho hắt hơi

- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em dụng cụ, vật dụng của trẻ

- Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh sởi

Phòng bệnh sởi khi con đi học

Chuyên gia khuyên các mẹ nên hỏi về các chính sách tiêm chủng của nhà trẻ, đảm bảo rằng các cô giữ trẻ nói riêng và người lớn nói chung đã được tiêm chủng và cần nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.

- Hỏi về chính sách tiêm chủng của nhà trẻ

Tiêm chủng là điều không bắt buộc tại cơ sở giữ trẻ. Vì vậy, để bảo vệ con, bạn nên hỏi xem nhà trẻ có yêu cầu tất cả trẻ và nhân viên ở đó phải tiêm chủng hay không.

Chẳng phải đợi gì đến kỳ tiêm phòng cho trẻ, bình thường khi con ốm sốt cần đến chích thuốc bé con nhà bạn khóc giãy nảy lên. Chỉ cần dọa đi bác sĩ hay đến bệnh viện thôi, bé cũng đã sởn hết gai ốc. Đôi khi sự bất hợp tác này làm các y bác sĩ rất khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm của...

- Đảm bảo rằng bạn cũng được tiêm chủng

Chắc chắn rằng bạn và bất kỳ người lớn nào tiếp xúc gần gũi với con cũng đã được tiêm chủng đầy đủ.

- Nói chuyện với bác sĩ

Khi nghe nói về một đợt bùng phát dịch trong khu vực sinh sống của mình, bạn nên kiểm tra trang web của sở y tế địa phương để tìm thêm thông tin hoặc nói chuyện với của bác sĩ nhi để được hướng dẫn. Nếu bạn sống gần một nơi bùng phát dịch lớn khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thì sở y tế địa phương có thể khuyến cáo bạn nên tiêm chủng sớm hay cho các trẻ có nguy cơ ở nhà thay vì đi nhà trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật