Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ trong một số tường hợp thường gặp

Cảm lạnh là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ để có hướng điều trị hiệu quả nhất?

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ

Virus cảm lạnh thông thường có thể gây chảy mũi xanh, ho có đờm

Vài thập niên trước, người ta vẫn thường tin rằng chảy mũi xanh ho có đờm và tiếng xọc xạch trong lồng ngực đồng nghĩa với nhiễm vi khuẩn Quan niệm này dẫn tới việc lạm dụng kháng sinh một cách trầm trọng. Kết quả là các vi khuẩn gây viêm tai viêm xoangviêm phổi đã trở nên cứng đầu hơn và kháng kháng sinh một cách mạnh mẽ hơn.

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ nhỏ rất dễ nhận diện

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ nhỏ rất dễ nhận diện

Cảm lạnh thường diễn ra theo hai cách chính

Tình huống 1:

- Bé chảy nước mũi trong vòng vài ngày, sau đó bắt đầu ho nhẹ.

- Vài ngày sau nước mũi từ trong chuyển sang đục rồi vàng, xanh. Bé không thể thở bằng mũi. Ho ngày càng nặng hơn, khiến bé tỉnh giấc ban đêm.

- Sau 5 đến 7 ngày, bé bắt đầu hođờm thấy tiếng lọc xọc ở lồng ngực, kèm theo sốt. Lúc này bé có thể kêu đau họng đau đầuđau bụng

- Sốt kéo dài 3 tới 5 ngày nhưng thường dưới 390C. Sau đó bé hết sốt nhưng nước mũi xanh và ho có đờm vẫn tiếp tục các dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ

- Giữa ngày thứ 5 và ngày thứ 7, nước mũi bắt đầu đặc hơn, ít xanh hơn nhưng ho có đờm vẫn tiếp diễn.

- Vào tuần thứ hai, mũi thông thoáng hơn, triệu chứng ho cải thiện nhẹ, nhưng vẫn còn lác đác những cơn ho có đờm.

- Sau khoảng 3 tuần ho giảm nhiều và hết hoàn toàn vào tuần thứ tư.

Tình huống 2:

- Bé đột nhiên sốt cao, ho nhiều đau đầu đau họng chảy nước mũi ngạt mũi Bé có thể nôn tiêu chảy ngủ kém chán ăn là những dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ điển hình

- Sốt, ho, chảy nước mũi xanh, thức giấc về đêm và chán ăn tiếp tục trong 3-5 ngày.

- Rồi bé hết sốt, ho và chảy nước mũi xanh tiếp diễn.

- Dần dần, sau 2 tuần mũi bắt đầu thông thoáng, ho thưa hơn, bé bắt đầu ăn trở lại và ngủ tốt hơn về đêm.

- Sau 3-4 tuần, bé hết ho hoàn toàn và mọi thứ trở lại bình thường.

Chú ý: Nếu các dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ tồi đi sau 5 ngày hay không cải thiện sau 10 ngày, bé có thể bị biến chứng viêm xoang và cần được đưa đi khám bác sĩ.

Các tình huống nêu trên được đưa ra nhằm giúp cha mẹ hiểu rằng kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho.

Bé bị sốt cao liên tục

Bé bị sốt cao liên tục

1. Sốt: sốt >39,50C kéo dài hơn 3 ngày, hoặc >38,30C trong hơn 5 ngày.

Thông thường virus cảm lạnh có thể gây sốt trong vòng 5 ngày, tuy nhiên nếu bé sốt cao trên 39,5 độ C trong hơn 3 ngày thì nên đưa bé đi khám. Có thể bé chưa cần kháng sinh cho biểu hiện chảy nước mũi và ho có đờm nhưng bác sĩ sẽ quyết định liệu có cần dùng kháng sinh hay không sau khi đánh giá có nhiễm trùng vi khuẩn hay không. 

2. Bé uể oải, quấy khóc bất thường, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi hãy chú ý dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ. Uể oải ở đây không có nghĩa là bé thôi không muốn chơi đùa nữa, mà có nghĩa là bé không còn tiếp xúc bằng mắt hoặc không thể tập trung vào bạn, hay không đáp ứng khi bạn gọi. Bé nằm rũ trên đùi của bạn, mắt lim dim.

3. Bé có tiền sử tái phát.

4. Đau tai mức độ vừa đến nặng.

5. Bé có vẻ ốm khác thường, nếu bạn có cảm giác có chuyện gì đó không ổn thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

6. Tiếng thở rít khi hít vào, cần phân biệt âm thanh này với tiếng thở khò khè do tắc nghẽn ở mũi hoặc lồng ngực. Đặc biệt, nếu thấy trẻ khó thở thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay khi dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ xuất hiện

Đưa bé đi khám bác sĩ khi:

– Có các biểu hiệu của biến chứng do vi khuẩn: Viêm tai viêm xoang viêm phế quảnviêm phổi

– Trường hợp bé không có đủ các biểu hiện nêu trên nhưng bạn vẫn cảm thấy băn khoăn không biết có nên đưa bé đi khám bác sĩ không, hãy tìm kiếm 6 dấu hiệu sau:

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật