Đau mắt đỏ ở trẻ - Những điều cha mẹ cần phải lưu ý

Đau mắt đỏ ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Trẻ em mang trong mình hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, nhạy cảm với thời tiết cũng như các yếu tố môi trường nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ. Có thể là do khói bụi, phấn hoa, bệnh cảm, lây lan từ người lớn… hay như dùng chung đồ vật với các bạn ở trường lớp, tất cả đều khiến đôi mắt trẻ nhỏ trở nên dễ dàng bị tổn thương.

Các nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ

Trẻ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị đau mắt đỏ từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau mắt đỏ ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân sau:

- Virus: khiến trẻ bị đau mắt đỏ kèm theo các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ ở trẻ

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ ở trẻ

- Vi khuẩn: mắt trẻ có một chất xám vàng, dày khiến cho mí mắt sưng lên hoặc dính lại với nhau. Một số vi khuẩn thường gây hiện tượng này là vi khuẩn staphylococcus, streptococcus hoặc hemophilus

- Dị ứng: mắt trẻ có cảm giác bị đau và sưng lên như có nước bên trong và đỏ ngầu kèm theo các hiện tượng chảy nước mũi Một số chất có thể gây dị ứng cho trẻ như bụi, phấn hoa, khói…

- Một số chất kích thích khác: mắt trẻ dễ bị kích ứng từ khói thuốc lượng clo có trong nước của bể bơi…

Triệu chứng và diễn biến của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Khi bị đau mắt đỏ trẻ sẽ cảm thấy mắt cộm, đỏ, ngứa, thường xuyên chảy nước mắt, và có dấu hiệu xuất hiện ghèn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Trong một số trường hợp, bé có thể bị sốt nhẹ viêm mũi họng hoặc nổi hạch. Khi bệnh có xu hướng nặng hơn sẽ xuất hiện phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai; phù mí; kết mạc dẫn tới sáng ngủ dậy, khó mở mắt, hai mắt dính chặt do ghèn tiết ra nhiều.

Đau mắt đỏ ở trẻ phải hết sức thận trọng

Đau mắt đỏ ở trẻ phải hết sức thận trọng

- Thời gian đầu, trẻ chỉ bị đau mắt đỏ một mắt, hai đến ba ngày sau đỏ tiếp mắt thứ hai, thường thì nhẹ hơn mắt trước. Khi bị đau mắt đỏ, trẻ có thể kèm theo nóng sốt đau họng đau đầu… Đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng, không gây suy giảm thị lực, trẻ có thể tự khỏi trong thời gian 10-15 ngày.

- Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.

- Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc.

- Một số có thể có biến chứng viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.

- Trẻ bị bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…Nếu bị thêm viêm kết mạc cấp sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?

đau mắt đỏ ở trẻ có tỷ lệ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần kể từ thời điểm bé bị bệnh, nên việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị.



- Mẹ có thể dùng nước muối có nồng độ 0,9% để rửa mắt cho bé.

- Sau đó có thể tiếp tục cho bé dùng thuốc kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù.

- Sử dụng thuốc kháng sinh tra mắt trẻ để phòng ngừa bội nhiễm (tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ)

- Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, mẹ nên đưa trẻ đi tái khám.

- Không nên cho bé nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật