Mách nhỏ các mẹ cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ đơn giản và chuẩn nhất

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ luôn là một nỗi lo lắng lớn đối với hầu hết bậc làm cha mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt khi trẻ bị rụng nhiều tóc ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu hay còn gọi là rụng tóc vành khăn. Lúc này bố mẹ cần phải lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải.

 Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ.

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ.

Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia sẽ có những chia sẻ chi tiết hơn về bệnh rụng tóc vành khăn để bố mẹ lưu ý và điều trị kịp thời cho con.

Đây là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.

Rụng tóc vành khăn hay gặp ở bệnh nhân bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng.

Nếu trẻ thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng bởi vậy khi trẻ nằm, phần đầu cọ xát xuống chiếu sẽ bị rụng thành vành gọi là rụng tóc vành khăn.

Hiện nay, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn đến Viện dinh dưỡng Quốc gia điều trị tương đối phổ biến khoảng 10 trẻ đến khám thì có 3-4 trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Biểu hiện của bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ

Rụng tóc vành khăn do còi xương khác tình trạng rụng tóc của các bệnh khác hay rụng tóc sinh lý rụng tóc vành khăn là mất cả chân tóc và rụng từng đám. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có biểu hiện kèm theo như khó ngủ quấy khóc vào ban đêm, ra nhiều mồ hôi chậm vận động.

Thông thường trẻ “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng với trẻ bị bệnh còi xương và có biểu hiện rụng tóc vành khăn thường chậm lẫy, chậm bò, ngồi, đi và chậm mọc răng

Nguyên nhân của bệnh rụng tóc vành khăn

Nguyên nhân chính của bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ là do thiếu các vi chất dinh dưỡng trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó thiếu kẽm sắt vitamin c canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng thông thường ở trẻ dưới 12 tháng, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc do thiếu vitam D và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, thậm chí ở độ tuổi 11-12 hay lứa tuổi lớn hơn như các bà mẹ sau sinh, người ốm dậy thiếu các vi chất dinh dưỡng này cũng có thể gây rụng tóc.

Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là một dấu hiệu không đáng lo, phát hiện sớm và bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: kẽm, sắt vitamin C canxi kịp thời, tóc sẽ mọc trở lại, trẻ tăng trưởng tốt hơn.

Nếu có điều kiện, trẻ sẽ được khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà các bé bị thiếu, như vậy tình trạng rụng tóc ở trẻ không còn nữa và tóc trẻ sẽ mọc lại tốt hơn.

Bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: kẽm, sắt vitamin c canxi kịp thời, tóc sẽ mọc trở lại.

Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ

Để bổ sung vitamin D cho trẻ có 2 cách:

Thứ nhất cho trẻ uống liều cao: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ bị giữ lại cho gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường.

Thứ 2 cho trẻ uống vitamin D hàng ngày, tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày). Vitamin D cần uống suốt cuộc đời.

Mặt khác, trẻ có thể bổ sung vitamin D khi được tắm nắng Tuy nhiên, bố mẹ cần phải tắm nắng đúng cách cho con.

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 9-10h sáng và tắm 5-7 phút mỗi ngày. Với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên tắm nắng.

Bố mẹ không nên cho trẻ tắm trước 9h hoặc sau 15h bởi việc tắm nắng trước và sau 2 thời điểm này đều là vô ích, cơ thể không nhận được tia UVB (tia UVB chiếu vào da tạo vitamin D). Trong khi đó, cơ thể lại phơi mình vào sự nguy hiểm dưới tia UV A (không tạo vitamin D mà còn hủy vitamin D).

Cũng theo bác sĩ Hào, tia cực tím (UV) được chia làm 3 loại: UVA, UVB, UVC có các bước sóng khác nhau, có các tính chất lý sinh khác nhau.

Trong đó tia UVB có tác dụng tạo vitaminD chỉ chiếm 1-3% tổng số bức xạ UV mặt trời chiếu xuống trái đất. UVB chỉ thâm nhập vào khí quyển khi mặt trời trên một góc 50 độ so với đường chân trời (khoảng sau 9 giờ sáng và trước 3 giờ chiều). Khi mặt trời thấp hơn 50 độ, tầng ozon cản trở gần như hoàn toàn UVB. UVB không xuyên qua được quần áo, không xuyên qua được cửa kính.

Mục đích của tắm nắng là để cơ thể tạo vitamin D, chống còi xương, tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật. Nhưng trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều là KHÔNG CÓ TIA UVB chiếu xuống trái đất. Vì thế, tắm nắng trước và sau thời điểm này có thể không nhận được viatmin D.

Tuy nhiên lưu ý: khi tắm cho trẻ cần có các đồ bảo hộ, CHỈ TẮM 3 - 5 PHÚT, thấy da ửng hồng là đã tắm đủ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật