Nhận biết dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy cấp tính

Có thể kể tới là khát nước rõ rệt hơn mức bình thường; da khô và ấm; đái ít hơn bình thường, nước tiểu vàng hoặc sẫm màu…

Tiêu chảy cấp tính là một trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, hoặc tóe nước trên 3 lần mỗi ngày. Theo Hội tiêu hóa thế giới triệu chứng tiêu chảy chấm dứt trong vòng 14 ngày được coi là tiêu chảy cấp tính.

Trong phần lớn các trường hợp tử vong do tiêu chảy cấp, nguyên nhân tử vong là do mất nước bản thân tiêu chảy cấp cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,2 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy cấp, khoảng 80% trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổi. Mất nước trong bệnh tiêu chảy cấp có thể dự phòng được bằng cách cho người bệnh uống nước tại nhà, hoặc có thể thực hiện bù nước một cách hiệu quả chất lượng và rẻ tiền bằng cách sử dụng dung dịch Oresol qua đường uống.

Tiêu chảy cấp tính là một trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em ở các nước đang phát triển

Tiêu chảy cấp tính là một trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em ở các nước đang phát triển

Trong quá trình tiêu chảy cấp, cơ thể bị mất một lượng lớn nước và các chất điện giải qua phân, nước và chât điện giải cũng bị mất khi bị nôn, bay hơi mồ hôi nước tiểu và qua hơi thở. Lượng nước bị mất qua phân trong 24 giờ có thể dao động từ 5ml/kg thể trọng cho tới 200ml/kg thể trọng cơ thể hoặc hơn.

Nồng độ của các chất điện giải bị mất cũng rất khác nhau tùy theo mức độ tiêu chảy cấp. Sự thiếu hụt Natri trong cơ thể một đứa trẻ bị tiêu chảy cấp với triệu chứng mất nước nghiêm trọng thường mất đi 70110 milimol Natri trong 1 lít nước thiếu hụt, sự mất kali và Clorua cũng biến đổi trong phạm vi tương tự tiêu chảy cấp tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau; nguyên nhân thường gặp nhất là Rotavirus độc tố vi khuẩn đường ruột Escherichia coli, phảy khuẩn tả Vibrio Cholerae chủng O1 và O139.

Cơ thể cần nước để duy trì sự hằng định nội môi, duy trì huyết động và các phản ứng sinh học trong cơ thể. Cùng với nước, cơ thể cũng cần các chất điện giải như Natri, Kali, Clorua… thường tìm thấy trong máu tế bào và dịch ngoại bào. Mặc dù mất nước trong bệnh tiêu chảy cấp có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, tuy nhiên cần lưu ý đến trẻ em dưới 1 tuổi người già người có sốt cao, người sống ở khu vực nhiệt đới, thời tiết nắng nóng. Triệu chứng mất nước mức độ nhẹ:

Mức độ mất nước được phân loại dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Trong giai đoạn sớm, trẻ thường không có triệu chứng, thường khó nhận biết các biểu hiện ngoại trừ cảm giác khô miệngkhát nước

Các triệu chứng sớm của mất nước mức độ trung bình bao gồm:

+ Khát nước rõ rệt hơn mức bình thường

da khô và ấm

+ Đái ít hơn bình thường, nước tiểu vàng hoặc sẫm màu

+ Chóng mặt, hoa mắt xảy ra khi thay đổi tư thế nhất là chuyển từ nằm sang ngồi.

+ Yếu cơ, run cơ ở tay và chân

+ Khóc có vài giọt nước mắt

+ Rối loạn ý thức: Trẻ ly bì, gà gật hoặc kích thích

+ Nhức đầu khô miệng khô lưỡi

+ Da mất tính đàn hồi (dấu hiệu véo da dương tính rõ: Cách thực hiện đặt ngón cái và ngón trỏ trên da bệnh nhi, từ từ căng da bệnh nhi bằng cách kéo ngón cái và ngón trỏ chụm vào nhau, rồi thả tay ra đột ngột. ở trẻ không mất nước da đàn hồi và trở về ngay trạng thái bình thường, với trẻ mất nước, da đàn hồi kém và mất một lát để da chun giãn và trở về trạng thái bình thường).

Tiêu chảy cấp khiến trẻ bị mất nước

Tiêu chảy cấp khiến trẻ bị mất nước

Khi tình trạng mất nước tăng thêm, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng bao gồm: Trẻ li bì, lơ mơ hoặc kích thích, da và niêm mạc khô, giảm sức căng bề mặt của da (dấu hiệu véo da dương tính), mắt trũng, thóp trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh bị lõm, trẻ khóc không có nước mắt kể cả khi trẻ khóc to. Các triệu chứng của mất nước trung bình đến mức độ nặng bao gồm một số triệu chứng sau:

+ Hạ huyết áp

+ Ngất

+ Cơ rút cơ ở nhiều vị trí, chân, tay, lưng, bụng, có thể co giật

+ Thóp trũng (Ở trẻ sơ sinh)

+ Da mất độ đàn hồi, nhìn da nhăn nheo

+ Thở nhanh nông, nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, khó bắt

Khi các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, người bệnh có biểu hiện sốc; các triệu chứng tiền sốc bao gồm: rối loạn ý thức (bất tỉnh, lơ mơ…) thiểu niệu vô niệu da lạnh và ẩm, mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được huyết áp hạ hoặc không đo được, da xanh tím… Tử vong có thể xảy ra sớm nếu không được bù nước kịp thời.

Khi trẻ bi tiêu chảy cấp, cha mẹ và người thân cần chú ý chăm sóc cho trẻ đúng cách, bù nước cho trẻ sớm, cho trẻ uống dung dịch Oresol sớm, chủ động bù dịch và điện giải cho trẻ em là biện pháp sớm nhất có thể được áp dụng để điều trị và dự phòng biến chứng của bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật