Những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ

Các mẹ đều biết giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, một số bé luôn ở trong trạng thái ngủ không sâu, gây cáu gắt mệt mỏi Điều gì khiến bé bị như vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ

Cảm giác không an toàn

Trẻ sơ sinh thường cần hơi ấm của mẹ trong khi ngủ, nhiều bé tỏ ra nhạy cảm khi phải ngủ một mình trong căn phòng rộng rãi. Cảm giác sợ hãi vì một nơi lạ lẫm thường khiến trẻ dễ bị tỉnh giấc và quấy khóc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ do tiếng ồn...

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ do tiếng ồn...

Thêm nữa, khi vừa mới ra khỏi bụng mẹ trẻ sẽ có nhiều điều lạ lẫm, lo sợ. Bởi môi trường trong bụng mẹ khá nhỏ bé nhưng ấm áp, êm ái. Khi thay đổi môi trường sống ít nhiều làm bé khó thích nghi khó ngủ hơn. Mẹ cần kiên nhẫn để tập cho bé thói quen ngủ riêng.

Tiếng ồn

Nếu như tiếng ồn thường gây gián đoạn cho giấc ngủ của người lớn thì trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ cũng vậy. Khi ở trong bụng mẹ, bé vốn dĩ chỉ quen với tiếng ồn trắng đó là những âm thanh ở tần số thấp và phát đều liên tục thì giờ đây những tiếng ồn ở tần số cao từ môi trường bên ngoài thường khó khiến trẻ ngủ ngon giấc.

Đặc biệt khi về ban đêm những tiếng ồn này càng rõ ràng khiến trẻ khó chịu thức giấc sợ hãi. Chính bởi vậy, với gia đình có trẻ nhỏ mẹ cần thực sự lưu ý hạn chế tối đa tiếng ồn lớn khi trẻ đang ngủ để tránh làm bé thức giấc.

Vấn đề ở chỗ nằm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em dễ bị thức giấc khi chỗ nằm quá nóng hoặc bị ẩm ướt. Bởi vậy, khi cho con ngủ mẹ cần tìm cách kiểm tra tình trạng bỉm, tã và thay sớm cho bé để tránh trường hợp trẻ tè ướt đẫm khi trong giấc ngủ. Cảm giác ẩm ướt sẽ làm con bứt dứt không yêu và dễ thức dậy vì lạnh vào ban đêm.

Tinh thần bị kích động

Trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ  trẻ sơ sinh thường khá nhạy cảm nếu ban ngày bé gặp những tác động lớn từ bên ngoài sẽ dẫn tới tình trạng tinh thần bất ổn định trong giấc ngủ. Ví dụ như một số bé bị người lớn la mắng, dọa nạt trong giấc ngủ hay nhìn thấy hình ảnh kinh dị lúc còn thức. Điều này sẽ tác động đáng kể đến tinh thần bé, tạo ra một sự ám ảnh không hề ngủ trong giấc ngủ. Trẻ thường có xu hướng ngủ không sâu giấc giật mình thậm chí khóc thét lên khi đang ngủ.

Bị ép ngủ

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ nhiều, một số trẻ ít ngủ hơn bình thường. Điều này khiến bố mẹ lo lắng và thường cố gắng ép con phải ngủ. Hoặc do trường hợp đặc biệt, bố mẹ muốn ép con ngủ sớm vì bận việc trong khi bé lại muốn được chơi đùa cùng với bố mẹ.

Điều này cũng là nguyên nhân khiến bé khó có thể ngủ sâu giấc hay nói cách khác là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ. Mẹ cần nhớ rằng với trẻ dưới 6 tháng thời gian ngủ tùy theo nhu cầu của bé, mẹ khó lòng rèn cho con thói quen sinh hoạt có giấc giấc cụ thể.

Cơn đói

Đây là thủ phạm phổ biến khiến cho trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Đó là bởi dạ dày của trẻ khá nhỏ bởi vậy những bữa ăn chỉ cách nhau từ 2-3 giờ. Trong khi giấc ngủ đêm thường khá dài, chính bởi vậy bé dễ có cảm giác đói và tỉnh giấc nhanh chóng.

Khi trẻ đang ngủ mà đến lúc đói hay các yếu tố dinh dưỡng tác động cũng làm bé ngủ không sâu

Khi trẻ đang ngủ mà đến lúc đói hay các yếu tố dinh dưỡng tác động cũng làm bé ngủ không sâu

Chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm hàng ngày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì việc mẹ chưa cho bé bú đủ cũng làm bé dễ bị tỉnh giấc. Ngoài ra, khi đang trong thời gian cho con bú, mẹ sử dụng đồ uốngchất kích thích như rượu cà phê, trà… cũng ảnh hưởng tới chất lượng của sữa làm bé khó ngủ.

Tuy nhiên với những trẻ đã lớn hơn thì việc dị ứng với đồ ăn dặm sữa bột công thức cũng có thể làm bé bứt dứt muốn trở dạy. Những trẻ bị thiếu các dưỡng chất quan trọng như kẽm canxi cũng khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường bị giật mình, dễ thức giấc và ngủ không sâu.

Nguyên nhân khác

Một số trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ nên thường ngủ rất ít từ tháng 2-3 nhưng ở các tháng tiếp theo sẽ giảm đi. Hơn nữa, trường hợp bé mọc răng hay bị ốm bệnh cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật